Pho mát mềm,ựcphẩmbàbầunêntráchung kết c1 bánh thô, các loại thủy, hải sản sống hoặc chưa nấu chín... là những thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai.
(Theo Dân Việt)
Pho mát mềm,ựcphẩmbàbầunêntráchung kết c1 bánh thô, các loại thủy, hải sản sống hoặc chưa nấu chín... là những thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai.
(Theo Dân Việt)
Khả năng zoom của iPhone thế hệ kế tiếp sẽ được cản thiện. Ảnh: Slashgear.
Thông tin này không đồng nghĩa với việc camera tiềm vọng sẽ xuất hiện ngay trên iPhone 13. Tuy nhiên, nó đánh dấu hướng phát triển tiếp theo của iPhone.
Trong quá khứ, Apple tỏ ra thận trọng khi bổ sung những tính năng mới vào sản phẩm của mình. Thay vì liên tục đưa ra cải tiến đột phá, Táo khuyết chọn hoàn thiện tính năng đã có trên thị trường. Đó là lý do iPhone chưa có màn hình gập, camera selfie thò thụt hoặc cảm biến vân tay dưới màn hình.
Vấn đề tương tự với camera tiềm vọng. Tính năng này đã xuất hiện trên một số dòng điện thoại Android cao cấp, mang lại khả năng zoom quang ấn tượng. Đến nay, mới có thông tin về việc Apple chuẩn bị đưa nó lên iPhone.
Theo The Next Web, có 2 lý do cho sự chậm trễ này. Một là Apple muốn các công nghệ có mặt trên thiết bị của họ sau khi kiểm tra kỹ lưỡng và được xác nhận đáng tin cậy. Hai là thời gian nâng cấp dài khiến cho model mới có vẻ vượt trội so với thế hệ trước, nhưng vẫn chưa toàn diện, khiến người phải tiếp tục móc hầu bao cho lần ra mắt tiếp theo.
Apple đang dùng module camera của các công ty như LG Innotek, Sharp và O-Film, trong đó LG Innotek là đối tác chính, chịu trách nhiệm cung cấp nhiều nhất. Tuy nhiên, với camera tiềm vọng, hiện có rất ít đơn vị sản xuất được thành phần này ở mức độ thương mại. Một trong số đó là Samsung Electro-Mechanics.
Công ty Hàn Quốc đã cung cấp camera tiềm vọng trên Galaxy S20 Ultra cũng như bán linh kiện này cho đối tác Sunny Optical Technology. ETNews cho rằng Samsung có thể từ chối hợp tác với Apple để giữ lợi thế cạnh tranh của dòng Galaxy cao cấp.
Chưa rõ hãng sẽ kết hợp với đơn vị nào hoặc tự phát triển module zoom quang cho iPhone, nhưng thông tin này ít nhiều là tín hiệu đáng mừng đối với người dùng Apple. Hiện tại khả năng zoom quang tối đa trên iPhone chỉ dừng lại ở mức 2,5x, trong khi các đối thủ Android đã lên đến 5x.
Theo Zing
Theo một số nguồn tin, iPhone màn hình gập sẽ được ra mắt trong năm 2022 với giá ban đầu khoảng 35 triệu đồng.
">Ảnh minh họa: Reuters
Tuy nhiên, dữ liệu về mức độ hoạt động của vắc xin Covid-19 đối với biến thể Delta vẫn chưa rõ ràng.
Đầu tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vắc xin của Pfizer và AstraZeneca hoạt động tốt chống lại nguy cơ bệnh nghiêm trọng do chủng Delta gây ra. Tuy nhiên, vắc xin có thể bảo vệ không hiệu quả người bệnh có triệu chứng nhiễm Delta so với các biến thể khác.
Dưới đây là mức độ bảo vệ của vắc xin Covid-19 chống lại các ca mắc Delta có triệu chứng dựa trên nghiên cứu ở một số nước (đạt hiệu quả tối đa sau 14 ngày).
Anh
Pfizer: Hiệu quả 33% sau một liều, 88% sau hai liều.
AstraZeneca: Hiệu quả 33% sau một liều, 60% sau hai liều.
Canada
Pfizer: Hiệu quả 56% sau liều đầu tiên, 87% sau hai liều.
AstraZeneca: Hiệu quả 67% sau liều đầu tiên.
Israel
Bộ Y tế Israel cho biết vắc xin Pfizer chống lại biến thể Delta kém hơn một chút so với ước tính trước đó (64%).
Scotland
Pfizer: Hiệu quả 79% sau khi tiêm đủ hai liều.
AstraZeneca: Hiệu quả 60% sau hai liều.
Tại sao các số liệu có sự khác biệt
Tỷ lệ phần trăm hiệu quả của vắc xin là tỷ lệ số người được bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm vắc xin. Với 80% hiệu quả, 80% số người tiêm vắc xin được bảo vệ đầy đủ và 20% thì không.
Việc đo lường hiệu quả hoạt động của vắc xin trong thực tế khó khăn hơn so với các thử nghiệm, bởi vì bạn không thể kiểm soát ai được tiêm và ai không được tiêm.
Sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh do Covid-19.
Các con số cũng có thể khác nhau bởi thống kê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả thời điểm khảo sát, độ tuổi của các đối tượng và họ có bị nhiễm Covid-19 trước đó hay không.
An Yên(Theo Business Insider)
Căn bệnh Covid-19 đã cướp đi của anh Ricky cả người vợ và đứa con sắp chào đời sau nhiều năm mong đợi.
">Nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm TP.HCM, khách sạn 5 sao này được xây dựng trên khu đất 2.208m2, quy mô 5 tầng hầm và 34 tầng cao, với số lượng 312 phòng. Tổng số vốn đầu tư dự kiến của dự án gần 3.000 tỷ đồng.
Mặc dù đã cất nóc và đang bước vào giai đoạn thi công hoàn thiện, tuy nhiên các thủ tục pháp lý để triển khai dự án khách sạn Hilton Sài Gòn vẫn chưa rõ ràng, đang được cơ quan chức năng tiến hành rà soát.
Cụ thể, ngày 8/6/2020, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) rà soát pháp lý đất và pháp lý dự án của Công ty Sài Gòn Cửu Long.
Qua rà soát, Sở TN&MT xác định Công ty Cửu Long sử dụng đất trên nhiều địa bàn quận, huyện khác nhau. Do đó, để có cơ sở thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở TN&MT đề nghị Công ty Sài Gòn Cửu Long báo cáo kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan để rà soát pháp lý đất và pháp lý dự án.
Dự án khách sạn 5 sao Hilton Sài Gòn đang thi công hoàn thiện. |
Trên cơ sở đó, ngày 6/7/2020 Công ty Sài Gòn Cửu Long có văn bản báo cáo Sở KH&ĐT với nội dung hiện công ty chỉ sử dụng 1 khu đất và đang triển khai dự án khách sạn tại số 11 Công Trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1.
Tuy vậy, tại văn bản ngày 1/9/2020, Sở KH&ĐT cho biết, qua rà soát hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài và hồ sơ lưu trữ, Sở không cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án khách sạn tại địa chỉ trên của Công ty Sài Gòn Cửu Long.
Do đó, Sở KH&ĐT đề nghị Sở TN&MT và Sở Xây dựng rà soát pháp lý dự án khách sạn của Công ty Sài Gòn Cửu Long theo quy định.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, khu “đất vàng” số 11 Công Trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1 có nguồn gốc của Tổng Công ty Công nghiệp In – Bao bì Liksin – TNHH MTV. Bằng hình thức mua bán cổ phần, cuối cùng khu đất này đã “về tay” Công ty Sài Gòn Cửu Long.
Dự án Khách sạn Hilton Sài Gòn được cấp giấy phép xây dựng phần ngầm vào ngày 25/1/2017. Quá trình thi công, ngày 13/6/2018 chủ đầu tư dự án này bị Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Đầu tháng 12/2019, chủ đầu tư dự án Khách sạn Hilton Sài Gòn được cấp giấy phép xây dựng phần thân. Dự án cất nóc vào cuối tháng 4/2020 và hiện công trình đang bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Để vận hành khách sạn, Công ty Sài Gòn Cửu Long đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị tư vấn quản lý Hilton World Wide vào ngày 4/7/2016. Theo kế hoạch, Khách sạn Hilton Sài Gòn sẽ mở cửa vào tháng 3/2021, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự kiến lùi đến quý 4/2021.
Ngoài khu đất 11 Công Trường Mê Linh, Công ty Sài Gòn Cửu Long còn sở hữu dự án chung cư Cửu Long (giai đoạn 2) trên khu đất hơn 14.400m2 đất tại số 1 Tôn Thất Thuyết, P.1, Q.4. Dự án có quy mô 870 căn hộ, trong đó 261 căn hộ phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân trên địa bàn Q.4.
Tháng 8/2017, Hội đồng quản trị Công ty Sài Gòn Cửu Long thông qua việc chuyển nhượng dự án chung cư Cửu Long cho Công ty CP Đầu tư Kinh doanh BĐS Việt Hưng Phú với giá 900 tỷ đồng.
Trong khi đối tác chậm thanh toán nhưng Công ty Sài Gòn Cửu Long lại không đưa ra phương án xử lý nào về việc phạt lãi trả chậm đối với khoản nợ gần 117 tỷ đồng, điều này khiến cổ đông công ty bức xúc.
Trình tự thủ tục thực hiện dự án nhà ở thương mại theo như Sở Xây dựng đề xuất, một dự án có thể mất ít nhất 247 ngày mới hoàn tất pháp lý. Bị “chê” kéo dài thời gian, lãnh đạo Sở Xây dựng đã lên tiếng.
">