Một số lưu ý về các lễ cúng như sau:
Lễ cúng Phật
Chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Lễ cúng thần linh và gia tiên
Lễ cúng thần linh và gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày.
Lễ cúng thần linh thường gồm gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), 1 bầu rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của người đang sống.
Lễ cúng cô hồn
Cúng thí thực cô hồn nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Theo quan niệm dân gian nếu cúng chúng sinh, cúng 'cô hồn' ở trong nhà như phòng khách, phòng thờ, sân thượng…, không chỉ là nhà mặt đất mà cả chung cư, sẽ không tốt. Dân gian cho rằng điều này có thể dẫn tới việc sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng, các vong linh sẽ lưu luyến không rời khỏi mà quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó.
Với các lễ cúng Rằm tháng 7, nhiều người cho rằng đốt vàng mã càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, ngày nay, để bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ, nhiều gia đình đã giảm bớt hoặc bỏ hẳn phong tục này.
Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cúng Rằm tháng 7 không cần phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy, mà nên tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và từng phong tục của vùng miền để lựa chọn mâm cúng sao cho phù hợp.
Đặc biệt, Rằm tháng 7 cũng là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ ông bà, bố mẹ nên trong mâm cúng có thể dâng lên những món ăn mà khi còn sống, họ thích ăn.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
- Sau "Bánh đúc có xương", 10 năm qua NSND Minh Châu không đóng phim, tại sao bà vắng bóng trên màn ảnh lâu vậy?
Đầu tiên là tuổi của tôi không cho phép mình đi làm nhiều phim nữa (NSND Minh Châu năm nay đã 68 tuổi - PV). Tôi không thể nhận các phim truyền hình dài tập vì lý do sức khỏe. Và thêm nữa là tự nhiên... thấy chán, sự vất vả và nhiều thứ tích tụ lại nên tôi không thích nhận phim đại trà nữa. Ngày xưa thì hăng lắm, có khi 1 năm tôi nhận mấy phim cùng 1 lúc như Bí thư tỉnh ủyvàĐi qua ngày biển động.
- Nhưng khi đi chơi thấy có vẻ NSND Minh Châu vẫn hăng...
(Cười lớn)à đi chơi thì được... Tôi mới lái xe đi xuyên Việt từ Hà Nội vào Sài Gòn cùng mấy người bạn công việc kết hợp đi chơi luôn. Tôi nghĩ đi chơi khác hẳn đi làm vì đầu óc được thảnh thơi và không căng thẳng vì phải lo học thoại hay phục trang và đủ thứ khác.
- Vậy điều gì khiến bà nhận lời đóng phim "Cu li không bao giờ khóc"?
Vì trước đó tôi đã làm vài phim với bạn đạo diễn Phạm Ngọc Lân rồi. Lý do đầu tiên là do tình nghĩa và thứ hai là vì tôi luôn ủng hộ các bạn trẻ. Thấy các bạn ấy vất vả tự nhiên tôi thấy thương nên nhiều khi đã không muốn nhận lời mà vì thương nên đành đồng ý chứ không phải mình ham.
Làm việc với Lân, một người trẻ mà già hơn cả những người già, đôi khi chính sự khó tính của Lân lại tốt cho tôi. Tôi phải cố gắng, ngày mai phải cố gắng hơn hôm nay và luôn phải nghĩ ra nhiều phương án diễn cho mỗi cảnh quay để đạo diễn vừa lòng. Cách làm việc của Lân rất hợp vì tôi cũng là người khó tính.
Có khi sau mỗi ngày quay Cu li không bao giờ khóc về nhà tôi suy nghĩ tới mức không ngủ được. Cách làm việc đó như vắt kiệt sức bản thân và tôi nghĩ đạo diễn cũng như vậy. Tôi từng hỏi nếu mình không nhận vai bà Nguyện thì Lân sẽ mời ai? Bạn ấy nghĩ mãi mà không đưa ra câu trả lời trước câu hỏi quá đột ngột của tôi. Lân nói rất ấn tượng với đôi mắt của tôi khi xem phim Người thừanăm 12 tuổi. Vì thế sau này khi bỏ kiến trúc để theo học điện ảnh, bạn ấy nói phải mời cô Châu bằng được nên có thể nói đó là duyên nợ.
- "Cu li không bao giờ khóc" còn có sự xuất hiện của diễn viên Quốc Tuấn - một đồng nghiệp thân thiết trước đây của bà ở Hãng phim truyện Việt Nam. NSND Minh Châu có thể nói gì về lần tái hợp trên màn ảnh này của bà với Quốc Tuấn trong vai hai người bạn cũ? Trước đó bà có biết NSƯT Quốc Tuấn cũng tham gia phim này?
Với phim này, Lân vất vả từ việc chọn diễn viên. Có người đã quay 1 trường đoạn rất vất vả với tôi nhưng sau đó lại bỏ vì không theo nổi. Ngay cả nhân vật của Quốc Tuấn cũng vậy, Lân đã phải mời nhiều người trước đó.
Tôi với Quốc Tuấn có một tình cảm đặc biệt. Khi còn ở cùng cơ quan, chúng tôi ở trong nhóm hay chơi tennis với nhau. Chị em chơi với nhau rất lâu. Một lần tôi tình cờ xem được một chương trình trên tivi làm về Quốc Tuấn và con trai. Quốc Tuấn nói 1 câu mà tôi ấn tượng mãi đó là khi mang con ra nước ngoài chữa bệnh, cuộc sống đã đẩy bạn ấy đến hoàn cảnh không còn tiền. Và khi Quốc Tuấn đã chạm đến sự khó khăn, vất vả, đau đớn đến tận cùng như vậy bạn ấy không sợ điều gì nữa. Câu nói đó của Quốc Tuấn đã chạm đến trái tim tôi.
NSND Minh Châu khóc khi nói về Quốc Tuấn:
Tôi khóc, khóc nhiều lắm. Hôm sau gặp Quốc Tuấn tôi có hỏi: "Em ơi, tại sao chị em chơi với nhau quá lâu như vậy mà em không chia sẻ gì với chị, với mọi người?". Nhìn vào đôi mắt của Quốc Tuấn, tôi thấy bạn là một người rất kiên cường và không muốn ai đó thương hại. Tôi thực sự cảm phục và nghĩ phải làm điều gì cho bạn ấy vì tôi biết Quốc Tuấn không đồng ý nhận mọi sự giúp đỡ bởi đó là một con người đầy tự trọng.
Tôi rủ một số người bạn đến nhà thăm và gặp Bôm. Tự nhiên tôi thấy thương Bôm vô cùng như con của mình và cậu bé cũng cảm nhận được điều đó nên cứ ôm lấy bác Châu để chụp ảnh. Vì thế khi cùng đóng phim nó đã sẵn có sự đồng cảm và tình cảm dành cho cậu em. Quốc Tuấn cũng rất quý tôi nên khi diễn dễ dàng ăn xăm với nhau. Đó cũng là cái duyên vì Quốc Tuấn lâu nay không nhận phim.
NSND Minh Châu và NSƯT Quốc Tuấn trong "Cu li không bao giờ khóc":
Anh Nguyễn Hữu Phước, người sáng lập LANG THANG Community+ cho biết, cuộc thi lần đầu được tổ chức với quy mô lớn, thu hút vài chục dự án từ khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi. “Ban tổ chức đã chọn được 10 dự án khả thi, ý nghĩa để bước vào những vòng thi tiếp theo”.
Tại buổi chia sẻ, chị Trần Thị Mỹ Dung, sáng lập dự án Văn hóa đọc Việt Nam, huấn luyện viên trưởng của chương trình Chiến binh văn hóa đọcnói "bất ngờ với cuộc thi và những nhóm tham gia vì ở đó có nhiều bạn rất trẻ, có nhóm học phổ thông nhưng đã có những ý tưởng, dự án rất thú vị”.
Chị Dung bày tỏ, chính những người trẻ quan tâm văn hóa đọc này là hạt mầm quý, tín hiệu đáng mừng cần được phát huy, nuôi dưỡng. Cuộc thi này đã làm được câu chuyện kết nối những bạn trẻ cùng tâm ý phát triển văn hóa đọc làm cho các dự án của các bạn được phát triển, mở rộng, đi đúng hướng hơn.
Chị Dung cũng khuyến khích các bạn trẻ cứ nuôi dưỡng, thực hiện mơ ước. Chính những trải nghiệm trong hoạt động cộng đồng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm, kỹ năng thực chiến trong công việc tương lai.
Nói về việc phát hiện và tiếp tục đồng hành cùng các dự án về văn hóa đọc sau cuộc thi, anh Phước cho biết, ngoài giải thưởng từ 15-20 triệu đồng cho dự án đoạt giải, LANG THANG Community+ cam kết sẽ cùng làm, cùng kết nối để các dự án được đẩy nhanh tiến độ, phát triển xứng tầm.
Trong buổi công bố những dự án này, nhiều bạn trẻ quan tâm còn tìm hiểu về vai trò báo chí trong phát triển văn hóa đọc, vấn nạn sách giả, sách lậu và bản quyền… Về những vấn đề “nóng” này, chị Trần Thị Mỹ Dung cho rằng, mỗi người đều có trách nhiệm trong “cuộc chiến” sách lậu, sách giả bằng cách chọn đọc sách thật, chọn nghe sách có bản quyền từ những đơn vị phát hành, ấn bản uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng.
Được biết, vòng chung kết, trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 12/10 tới tại TP.HCM, hứa hẹn sẽ không chỉ là sân chơi quy tụ người trẻ yêu văn hóa đọc mà còn kết nối để chung tay làm cho văn hóa đọc lan tỏa sâu rộng hơn trong cộng đồng.
Theo anh Nguyễn Hữu Phước, LANG THANG Community+ sẽ phát triển văn hóa đọc một cách sáng tạo, nhập hội và bền vững trong cộng đồng; Tạo lập hệ sinh thái để kết nối và cập nhật thông tin về những cá nhân và tập thể trong cùng lĩnh vực; Mang đến cho giới trẻ những kiến thức bổ ích về văn hóa đọc và văn chương; Đóng góp được một phần nho nhỏ cho cộng đồng thông qua các công tác xã hội, các hoạt động thiện nguyện.
“LANG THANG Community+ là một tổ chức về phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2022. Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một tổ chức về văn hóa đọc lớn mạnh, có sức ảnh hướng với 20 triệu người trẻ tại Việt Nam, tiên phong trong việc khai thác, lan tỏa các khía cạnh, giá trị và cơ hội mới của văn hóa đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc bền vững”, anh Nguyễn Hữu Phước chia sẻ.
" alt=""/>Cuộc thi 'Sáng kiến Văn hóa đọc bền vững 2024' tìm ra được 10 dự án ấn tượng