Một trong những ưu điểm của HTC One M8 chính là thân kim loại nguyên khối. Tuy nhiên, chính thiết kế đẹp mắt và cảm giác cao cấp lại dẫn tới cái giá không hề rẻ cho sản phẩm và khiến nhiều người phải chùn bước. Tại Việt Nam, One M8 chính thức ra mắt vào ngày 11/4 vừa qua và có giá bán niêm yết 16.790.000 đồng.

" />

Sắp có HTC One 2014 vỏ nhựa, giá rẻ

Giải trí 2025-02-03 10:42:17 51
htc one m8,ắpcóHTCOnevỏnhựagiárẻ<strong>brighton đấu với wolves</strong> smartphone android, điện thoại giá rẻ

Một trong những ưu điểm của HTC One M8 chính là thân kim loại nguyên khối. Tuy nhiên, chính thiết kế đẹp mắt và cảm giác cao cấp lại dẫn tới cái giá không hề rẻ cho sản phẩm và khiến nhiều người phải chùn bước. Tại Việt Nam, One M8 chính thức ra mắt vào ngày 11/4 vừa qua và có giá bán niêm yết 16.790.000 đồng.

本文地址:http://account.tour-time.com/html/962a999004.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới

Hồi đó, vào mỗi ngày lễ, hai vợ chồng thường chở nhau trên chiếc xe máy cà tàng ra chợ cùng chọn thịt, chọn rau tự làm cho mình một bữa thịnh soạn nhất có thể.

Ngày đó, mỗi khi đi ngang qua những nhà hàng sang trọng, thấy người ta từng đôi từng đôi váy áo dập dìu, tôi nói với chồng: "Sau này mình có tiền, anh đưa em vào nhà hàng đó nhé".

Lúc đó trong đầu tôi hình dung ra cảnh chồng mình ăn mặc thanh lịch, còn mình váy áo sang trọng, có thêm hai đứa con nữa ngồi đàng hoàng ở trong nhà hàng, đọc menu, gọi món và có phục vụ chu đáo tận bàn chứ không phải hai vợ chồng hì hục đi chợ, hì hục nấu ăn trong căn bếp nhỏ nghèo nàn thiếu thốn.

Mỗi lần nghe tôi nói như vậy, chồng tôi sẽ nói: "Anh nhất định sẽ đưa em đi khắp các nhà hàng sang trọng nhất ở thành phố này". Chúng tôi cười thật tươi, hăm hở về nhà, cùng nhau ngồi bên bữa cơm đạm bạc.

Thấm thoắt như vừa mới đó mà đã mười năm chúng tôi sống bên nhau. Chúng tôi đã không còn nghèo khổ, đã sung túc hơn xưa. Những bữa cơm xa xỉ ở các nhà hàng không phải nằm trong ước mơ xa xôi nữa.

Công việc làm ăn của chồng ngày càng phát triển nhưng đồng thời cũng khiến anh vắng nhiều hơn những bữa cơm gia đình. Những ngày lễ, hội hè, nhiều khi là những bó hoa tặng muộn, là những lời chúc tụng vội vàng. Để cùng nhau ăn một bữa cơm đàng hoàng thong thả đôi khi cũng phải chờ đợi rất lâu, đừng nói chuyện cùng nhau đi chợ và vào bếp cùng nhau nữa.

Cuộc đời, cái gì cũng có cái giá của nó. Cái giá của một người chồng giỏi giang, biết kiếm tiền chính là ở ngoài thì nhiều còn thời gian dành cho gia đình sẽ dần ngắn hẹp lại. Không phải tôi không biết điều đó, không phải tôi không hiểu. Chỉ là, có một vài lần nào đó, chờ anh về với nồng nặc hơi men, tôi đã ước giá như cuộc sống của chúng tôi có thể quay lại mười năm trước. Khi đó chúng tôi còn nghèo nhưng quấn quýt, nghèo nhưng không bao giờ cảm thấy mình cô đơn.

Còn bây giờ, nhiều khi tôi cảm tưởng như gia đình không còn quá quan trọng với chồng. Những hợp đồng làm ăn, những mối quan hệ xã giao bên ngoài quan trọng hơn niềm vui của con, nụ cười của vợ. Là người ta luôn thèm muốn những gì mình không còn có được, hay là vì tôi quá tham lam.

Một tối, chồng nói với tôi: “Sắp tới kỉ niệm mười năm ngày cưới của vợ chồng mình. Em xem muốn tổ chức ở đâu?”. Tôi im lặng, cố nén tiếng thở dài, định nói: “Em muốn cùng anh đi chợ, cùng nhau nấu cơm, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần”. Nhưng rồi tôi đã không nói, vì tôi biết anh sẽ nói: Anh không có thời gian, hoặc là sẽ bảo tôi đừng tự đày đọa hành xác mình nữa.

Rồi ngày kỉ niệm cũng đến, nhưng chẳng thấy chồng tôi nói gì cả. Tối qua anh nói ngày mai anh có một hợp đồng quan trọng, là cơ hội khó khăn lắm mới nắm bắt được. Có lẽ anh đã quên rồi, như bao lần anh đã vì bận bịu mà quên đi những ngày đáng nhớ.

Vậy nên tan làm tôi không vội về nhà. Tôi lang thang siêu thị, ngồi ở một góc nhỏ nhìn ngắm người người đi lại ngược xuôi. Con gái nhắn tin: “Hôm nay mẹ về muộn thế. Mẹ về đi. Con cắm cơm cho mẹ rồi”.

Tôi bước vào nhà, cảnh tượng hiện ra khiến tôi không tin nổi. Là chồng tôi, anh ấy đang cởi trần, mặc quần ngố, đứng trong bếp, tay xào tay nấu, mồ hôi túa ra nhễ nhại trên vầng lưng rộng. Hai cô con gái lăng xăng đứng chờ bố sai vặt, thỉnh thoảng lại dùng vài lợi nịnh hót khen bố hết lời. Cả ba bố con như bước ra từ một bức tranh gia đình siêu thực nào đó.

- A, vợ về rồi. Hôm nay kỉ niệm ngày cưới mà không thèm về sớm cùng anh đi chợ nhé. Đây đây, món cá bống kho rau răm sở trường của anh. Còn đây là món mề gà rán ngày xưa em rất thích. Còn đây nữa, rau lang xào tỏi đặc sản quê mình. Còn cánh gà chiên mắm cho hai cô con gái. Sao em lại cứ tần ngần ra thế, phụ ba bố con đi nào.

Tôi đã khóc, thực sự là tôi đã khóc. Nước mắt cứ thế tuôn rơi không cách nào kìm lại được. Hai cô con gái ngơ ngác không hiểu nhưng có lẽ chồng tôi biết. Anh lại gần, vòng tay ôm qua bờ vai tôi, khẽ thủ thỉ: "Anh xin lỗi vì những bữa cơm vắng mặt hoặc để mấy mẹ con em phải chờ. Anh biết, tiền có thể cho em những bữa ăn đắt tiền trong những nhà hàng sang trọng nhưng không cho em được không khí ấm cũng gia đình. Không cần phải xúc động đến như vậy, anh dù thế nào đi nữa vẫn từng là người chồng nghèo khổ của em".

Ngày xưa, khi thấy những người đàn ông ăn mặc lịch lãm, ô tô sang trọng dẫn vợ đi ăn tôi thường ước một ngày có thể thấy chồng mình trong bộ dạng như vậy.

Nhưng giờ tôi mới nhận ra: Chẳng cần anh mặc vest lịch lãm, bóng bẩy, cái cảm giác được thấy chồng cởi trần đứng trong bếp, giản dị xuề xòa tự tay nấu một bữa cơm mới tuyệt vời biết bao nhiêu.

17 năm yêu thương, anh thợ bị vợ phản bội, giành quyền nuôi con

17 năm yêu thương, anh thợ bị vợ phản bội, giành quyền nuôi con

Xuất hiện tại chương trình Bạn muốn hẹn hò, anh Thanh Tuấn khiến khán giả thương cảm với những đổ vỡ trong quá khứ.

">

Những bữa cơm chồng nấu

{keywords}Không gian tiệc cưới sang trọng, lộng lẫy trong đám cưới của hoa khôi Hải Yến.
{keywords}
Không gian tiệc cưới được phủ khói lạnh suốt hàng giờ liền.

Bà bầu Tuyết Nhung - người nâng đỡ và dìu dắt Hải Yến nhiều năm qua cho biết, khi thiết kế sân khấu và hội trường đám cưới, ekip thực hiện đã phải dùng những loài hoa nhập khẩu sang trọng như: Hoa baby nhập Hà Lan, lan trắng, lan hồ điệp, hồng Ohara, cẩm tú cầu trắng, hoa thạch thảo, hồng trắng...

Hoa cưới cầm tay của cô dâu cũng là loài hoa mà bao nhiêu cô dâu mơ ước - linh lan trắng, loài hoa mà hoàng gia Anh sử dụng trong tiệc cưới nhiều thập kỉ qua.

{keywords}
Hoa cưới cầm tay của cô dâu cũng là loài hoa mà bao nhiêu cô dâu mơ ước - linh lan trắng.

Chưa hết, tại tiệc cưới này, sân khấu hành lễ còn được trang trí nổi trên mặt nước, giăng đầy đèn treo kèm với ngọc trai sáng lấp láng.

Đại diện nhà cô dâu cũng cho biết, để làm được sân khấu xa hoa như thế này, ekip thực hiện đã phải dùng ngọc trai, pha lê cùng nhiều phụ kiện khác.

{keywords}
 Sân khấu, chỗ ngồi, khu vực tiếp đón khách mời được chuẩn bị chu đáo.

Từ cổng vào, hàng ngàn cành hoa baby trắng được kết nối tạo cho khách mời có cảm giác đang bước vào một khu vườn cổ tích.

Hai bên lối đi vào sảnh tiệc được trang trí bằng những tấm ảnh cưới khổ lớn. Toàn bộ không gian được trang trí đầy hoa tươi với gam màu chủ đạo là màu trắng, bạc.

{keywords}
Từ cổng vào, hàng ngàn cành hoa baby trắng được kết nối tạo cho khách mời có cảm giác đang bước vào một khu vườn cổ tích.

Phía trên hội trường sân khấu chính, những chiếc đèn pha lê mềm mại được thả buông xuống tạo nên cảm giác mơ màng, vô thực. Cùng với đó, màn hình hiệu ứng hiển thị một bầu trời đêm với ngàn sao rực rỡ khiến cho không gian bỗng chốc biến đổi từ siêu thực đến cảnh tượng đẹp như thiên đường.

Đại diện Cửu Long Studio - đơn vị tạo nên không gian tiệc cưới, cho biết, ekip đã vất vả làm việc hàng tuần liền để hoàn thiện mọi thiết kế, dành cho cô dâu một đám cưới hoàn hảo, ấn tượng.

{keywords}
Hải Yến kết hôn ở tuổi 23.

Hải Yến làm đám cưới hôm 12/7 tại Cần Thơ. Hoa khôi Nam Bộ từ chối tiết lộ danh tính ông xã. Cô chỉ chia sẻ anh là doanh nhân, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hải Yến quyết định kết hôn ở tuổi 23 vì thấy đã gặp đúng người, đúng thời điểm. Ở bên ông xã, mỗi ngày với cô đều rất ý nghĩa.

Cô dâu khoác áo Nhật Bình, chú rể diện áo tấc trong đám cưới

Cô dâu khoác áo Nhật Bình, chú rể diện áo tấc trong đám cưới

Trong ngày trọng đại của mình, cặp đôi Thùy Anh - Thành Nam đã chọn trang phục cổ thay cho váy cưới và vestton hiện đại. 

">

Không gian tiệc cưới xa hoa gây xôn xao tại Cần Thơ

Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực

{keywords}Một xóm trọ ở khu vực phường Phúc Xá, quận Ba Đình.

Tại khu vực phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội, có một xóm trọ với hàng trăm người dân làm nghề kéo xe, nhặt ve chai, bốc vác, bán hàng rong...

Nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống của họ vốn khó khăn nay lại càng khắc nghiệt hơn.

{keywords}
Một bà cụ đi dạo giữa trưa vì không chịu được cái nóng trong phòng trọ.

Trời nóng, phòng trọ chật chội, đồ đạc ngổn ngang nên anh Nguyễn Anh quyết định mang chiếc giường gấp ra một gốc cây để nằm, ngồi.

{keywords}
Người đàn ông ngồi dưới gốc cây để tránh cái nóng trong căn phòng chật chội.

“Nằm ở đây, thỉnh thoảng mùi ở bãi rác bên cạnh bốc lên hôi thối lắm, nhưng như thế vẫn còn hơn là ở trong phòng. Vào trong phòng bây giờ nóng bức, cảm giác không chịu được”, anh Anh nói.

Để chỗ ngủ của mình được mát mẻ hơn, cứ chốc chốc, anh Anh lại đứng dậy, lấy nước làm ướt sũng người mình và chiếc giường. Theo anh, cách làm này khiến anh thấy mát ngay, nhưng cũng chỉ được một lúc, vì sau đó, cái nắng nóng gay gắt sẽ khiến nước bốc hơi nhanh.

{keywords}
Người đàn ông làm chiếc giường ướt sũng để khi nằm có cảm giác mát mẻ hơn.

Trong căn phòng rộng chừng 20m2, mái lợp bằng fibro xi măng, bà Nguyễn Thị Lĩnh (57 tuổi) và 3 cháu nhỏ lại có một cách làm mát khác. 

Bà Lĩnh cho biết, để giảm bớt nhiệt từ mái nhà, bà đi xin những tấm chăn bông rồi phủ lên. Cùng với đó, 3 bà cháu dọn gọn đồ đạc và liên tục lau nhà để không gian nhà được rộng rãi, cảm giác mát mẻ hơn.

{keywords}
Phòng trọ lợp bằng fibro xi măng, tường chắp vá bởi những tấm tôn, bạt ...

Tuy nhiên, những ngày vừa qua, vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, nên những cách làm mát cho căn nhà mà bà vẫn làm dường như không có hiệu quả. 

"Sau bữa cơm trưa, các cháu đi học, tôi phải ra ngoài lang thang. Lúc thì ngồi gốc cây, khi ra ngồi quán nước chè để thấy dễ chịu hơn", bà Lĩnh bộc bạch. 

{keywords}
Phòng trọ của bà Lĩnh và 3 cháu nhỏ.

Căn phòng của anh Chiến (SN 1986, Ba Vì, Hà Nội) nằm cuối cùng trong khu trọ. Phòng nhỏ chưa đến 20m2 nên vợ chồng anh được thuê với giá 1,2 triệu đồng/tháng, rẻ hơn so với các phòng xung quanh (1,5 triệu đồng/tháng).

Anh chia sẻ: “Phòng trọ của vợ chồng tôi nằm dưới ngay một cây lớn (cây ngô đồng). Được tán cây phủ, che bớt nắng nóng nên giờ này - 12 giờ trưa, tôi vẫn có thể ngồi được trong phòng. Những phòng bên cạnh, nóng quá, người ta toàn phải ra bóng cây chờ cho qua cái oi bức”.

{keywords}
Khu trọ nằm ngay gần gầm cầu Long Biên.

Trong căn phòng phủ đầy đồ đạc, anh Chiến phải bật một lúc 2 cái quạt nhưng không giảm nổi nhiệt độ trong nhà.

“Giá điện cao (5000 đồng/số) nên 2 vợ chồng chỉ dám dùng một quạt. Cái quạt điều hòa này - tôi vừa mua với giá 1,5 triệu đồng để chiều nay mang về quê cho các con. Mình ở thuê nên phải chịu khó, chịu khổ. Nếu dùng quá nhiều thiết bị điện thì tiền làm thuê của hai vợ chồng chỉ vừa đủ trả tiền điện”, anh nói.

{keywords}
Anh Chiến (SN 1986) ngồi trong phòng trọ của mình.

Vợ chồng anh Chiến ở đây đã được 3 năm. Bình thường, ban ngày, 2 vợ chồng đều đi bán hoa quả rong nên họ tránh được cái nóng ở dãy trọ. Vào buổi tối, họ mới về nhà ăn bữa cơm chung.

Hôm nay, hoa quả đắt, anh không lấy được hàng để đi bán nên mới ở nhà. “Sờ vào tường, bàn tay đã nóng ran lên thì đủ biết là nhiệt độ kinh khủng như thế nào”, anh chia sẻ thêm.

{keywords}
Căn phòng của 4 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả ở chợ Long Biên.

Căn phòng chừng 15m2 của Phạm Thị Thơm (47 tuổi) và 3 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả cũng may mắn nằm dưới một tán cây mít.

“Buổi sáng, mình ngồi trong phòng thì chưa cảm nhận được cái nóng khủng khiếp. Tuy nhiên, từ khoảng 1h chiều đến 5h chiều, căn phòng sẽ hầm hập nóng. Người ngồi trong phòng, mồ hôi túa ra, có lúc ướt sũng quần áo. Mình phải lau giường liên tục bằng khăn ướt thì mới có thể ngả lưng”, chị Thơm nói.

{keywords}
Trong những ngày nắng nóng, căn phòng nằm dưới tán cây mít của chị Thơm trở thành niềm ao ước của nhiều người.

Cũng vì nắng nóng nên chị Thơm cho biết, cả tuần nay, chị ít khi ở nhà buổi chiều. 4 chị em cùng thuê trọ cũng chỉ dám nấu bữa tối ở nhà để giảm bớt nhiệt độ trong phòng. 

Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây

Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây

Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.

">

Xóm nghèo Hà Nội: Phủ chăn lên mái nhà, làm ướt giường để tránh nóng

{keywords} 

Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc cắt bơ lạnh, đã có một giải pháp tốt hơn về cách tạo ra những lát bơ hoàn hảo.

Bạn nên sử dụng máy gọt vỏ được thiết kế để thái rau và trái cây. Bây giờ bạn có thể dễ dàng phết bơ lên ​​bánh mì mà không cần dùng dao. Thủ thuật tương tự cũng thuận tiện cho việc cắt pho mát.

3. Để miếng bông trong nhà tắm

{keywords}
 

Các nhà nghiên cứu cho biết, miếng bông tắm là nơi sinh sản của các loài vi khuẩn. Khi bạn để chúng dưới vòi hoa sen ẩm và ấm, nó thậm chí còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy để nó ở nơi khô ráo sau khi sử dụng và thường xuyên giặt nó

4. Cạo lông chân ngay khi bước vào vòi hoa sen

{keywords}
 

Bạn không nên cạo râu hay lông chân ngay khi vừa vào tắm để tránh gây kích ứng da. Thứ hai, không cạo ngược chiều lông mọc dù nó mang lại kết quả nhanh hơn. Bạn sẽ chỉ làm tổn thương da của mình.

5. Ăn thịt nướng ngay sau khi chín

Chúng ta thường rất vội vàng để thưởng thức một món ăn có mùi thơm, đặc biệt là khi chúng ta đói. Nhưng khi bạn chờ một thời gian sau khi nấu chín thức ăn, mọi thứ sẽ ngon hơn.

Với miếng bít tết bạn nên chờ trong 5 phút và 20 phút với món thịt gà nướng.

6. Dùng ngón tay để bật vòi

{keywords}
 

Để tránh vi khuẩn trên ngón tay trở lại sau khi rửa tay, hãy cố gắng thay đổi thói quen của bạn. Mở và đóng vòi bằng cổ tay của bạn như trong hình. Giờ đây, ngay cả khi bạn chạm vào mặt, vi trùng sẽ không lây lan.

7. Sạc điện thoại mà không vệ sinh cổng sạc

{keywords}
 

Điều này có thể xảy ra thường xuyên, đặc biệt nếu bạn thấy rằng điện thoại của mình không sạc hoặc sạc chậm.

Trước khi mang nó đi bảo hành hoặc mua cáp mới, hãy làm sạch cổng. Rất có thể một số bụi bẩn không cho phép mọi thứ hoạt động bình thường. Nhưng trước khi làm điều này, đừng quên tắt điện thoại của bạn trước.

8. Không hút bụi làm sạch rèm cửa của bạn

{keywords}
 

Rèm cửa cũng có thể được làm sạch bằng máy hút bụi mà không cần phải giặt chúng hàng tuần. Phần lớn bụi tập trung ở phía trên và ở phía dưới. Vì vậy, lần tới khi dọn dẹp nhà cửa, bạn chỉ cần làm mới vẻ ngoài của rèm cửa bằng máy hút bụi đơn giản.

9. Mở snack từ phía trên

{keywords}
 

Khi bạn có một túi khoai tây chiên mới trong tay, bản năng đầu tiên của bạn là mở nó từ trên xuống. Thay vào đó, hãy thử mở nó từ phía dưới vào lần sau.

Hầu hết các hương liệu và gia vị đều nằm ở đó và khi bạn lật ngược gói, bạn sẽ để các gia vị này phủ khắp các miếng khoai tây chiên.

10. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi giặt

Nếu bạn đang sử dụng xà phòng diệt khuẩn hàng ngày, có lẽ bạn nên dừng lại. Trước hết, không có bằng chứng nào cho thấy xà phòng diệt khuẩn có hiệu quả giặt sạch hơn xà phòng thông thường. 

Thứ hai, các sản phẩm kháng khuẩn bao gồm triclosan, tương tự như thuốc kháng sinh. Khi chúng ta sử dụng loại xà phòng này thường xuyên, chúng ta sẽ quen với nó và vi khuẩn sau đó phát triển các đột biến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng xà phòng thường mỗi ngày.

Bí quyết làm hồng treo gió ngọt ngào, đậm vị cho mùa thu

Bí quyết làm hồng treo gió ngọt ngào, đậm vị cho mùa thu

Mùa thu là thời điểm quả hồng chín rộ, bạn hãy thử làm hồng treo gió, nhâm nhi với trà vào những ngày mát mẻ nhé. 

">

12 điều bạn làm sai hàng ngày nhưng không biết

Làng hoa trong thương nhớ

Phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) nằm cạnh Lăng Bác, địa điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan.

Con phố này chính là một phần của làng hoa Ngọc Hà, ngôi làng có tuổi đời hơn một nghìn năm, gắn liền với kinh thành Thăng Long xa xưa.

{keywords}
Ông Trần Huy Bộ - người trồng hoa cuối cùng của làng

Ông Trần Huy Bộ (SN 1942 - Ba Đình, Hà Nội) - người gốc làng Ngọc Hà chia sẻ, dòng họ ông sinh sống lâu đời ở mảnh đất này.

“Nhiều tài liệu ghi chép lại, hơn một nghìn năm trước người dân từ Ninh Bình, Thanh Hóa theo vua Lý Thái Tổ ra đất Thăng Long. Nhà Lý lập Thập tam trại (13 khu trại) ở phía Tây kinh thành để trồng lúa, trồng rau làm nguồn cung cấp nhu yếu phẩm.

Trong đó, làng Đại Yên cung cấp lá thuốc Nam, làng Ngũ Xã cung cấp đồng, làng Ngọc Hà cung cấp hoa…”, ông nói. 

{keywords}
Dấu tích của ngôi làng cổ là đình và chiếc hồ lớn đầu ngõ 158 Ngọc Hà.

Ngõ 158 phố Ngọc Hà bây giờ là đầu làng Ngọc Hà xưa, phía cổng làng có đình nằm giữa cái hồ lớn. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xây dựng vườn Bách thảo trên đất của làng Ngọc Hà để trồng thí nghiệm các loài cây. 

Ngoài trồng các giống cây bản địa, họ còn cho nhập các giống hoa từ châu Âu gồm: Cẩm chướng, phăng, cúc vàng, violet.

Người quản lý vườn Bách thảo thuê người dân Ngọc Hà làm vườn. Nhờ vậy, dân làng học cách trồng hoa của người Pháp, gây được giống các loài hoa mới vì trước kia họ chỉ trồng các loại hoa như mẫu đơn, huệ, hồng, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý…

Ở làng, đàn ông cuốc đất, làm vườn, người già bắt sâu, nhặt lá, còn việc bán buôn phần lớn là chị em phụ nữ. Hình ảnh những cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, gánh hoa trên phố đã trở thành nét đẹp của Hà Nội đầu thế kỷ 20.

“Làng Ngọc Hà trồng hoa không dùng đến phân bón hóa chất hay phun thuốc kích thích. Chúng tôi chủ yếu dùng phân hữu cơ là bùn đất và phân Bắc (loại phân bón từ phân động vật, đào hố, ủ dưới lòng đất). Quanh làng Ngọc Hà xưa nhiều ao, hồ. Mỗi dịp tát ao, người ta lấy bùn phơi rồi đập nhỏ ra, trộn với phân Bắc, bón cho hoa”, ông Bộ nói.

Gia đình ông Bộ sở hữu mảnh đất 360m2 chuyên trồng hoa. Vụ hoa này vừa thu hoạch, gia đình ông cuốc đất, trồng loại hoa khác.

Ngoài trồng hoa, cha ông Bộ thường lên Quảng Bá, Nghi Tàm, mua hoa mang về khu phố cổ bán lại, ăn chênh lệch vài đồng. Mùa nào thức ấy, tháng 4 cụ lấy loa kèn, tháng 5 cụ lấy sen, thược dược…

Dịp Tết, cụ chuyển hoa ra Hàng Lược - chợ hoa Tết xưa của người Hà Nội bán. Nhờ chăm chỉ, cụ dư dả kinh tế nuôi các con.

Ông Bộ lớn lên, đi bộ đội nhưng sau này, vẫn quay lại với nghề trồng hoa gia truyền. Ngoài trồng hoa, dân làng Ngọc Hà còn trồng rau, cung cấp cho nhà nước trong thời kỳ bao cấp.

Một ký ức đẹp của ông Bộ về làng hoa xưa là vào mùa cưới hỏi. Thời ấy, đám cưới chỉ dùng hoa dơn trắng, bó dài, đính dải ruy băng màu hồng trên tay cầm.

Dân buôn hoa trên Hàng Khay đổ về làng mua hoa tấp nập. Một số người dân đến mua lẻ rồi nhờ chủ vườn bó hộ. Nhiều nhà bán hoa, kiêm luôn cả bó hoa thuê.

Cũng giống ông Bộ, bà Phạm Thị Chức (78 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà.

Gia đình bà có mảnh vườn lớn, đủ các loại hoa. Bà cho biết, cha mẹ bà thường lấy giống hoa từ Đà Lạt. Nhân lực gia đình không đủ, cha mẹ bà Chức phải thuê thêm người làm.

{keywords}
Bà Phạm Thị Chức đầy ắp ký ức về làng hoa giữa lòng Hà Nội xưa.

Nhiều đoàn phim vào làng quay, có lần có mượn vườn nhà bà Chức làm bối cảnh. Khi bà tham gia công tác, đi lấy chồng trên phố cổ, nhiều người gặp lại vẫn nhớ mặt, hỏi han.

Trong ký ức của bà, những người phụ nữ làng hoa luôn tảo tần, chịu thương chịu khó. Ngày từ lúc mới hiểu biết, bà Chức được mẹ dạy trồng trọt, nữ công gia chánh, may vá.

“Ngày nhỏ, tôi hay theo mẹ lên Hồ Gươm bán hoa. Sáng sớm tinh sương, mẹ ra vườn hái hoa, buộc thành từng bó hay gói trong lá dong, lá chuối, xếp đầy vào hai chiếc sọt tre.

Sau buổi bán hàng, bao giờ tôi cũng được mẹ cho một que kem mát lạnh. Thức quà vặt mà đứa trẻ nào cũng mê mẩn”, bà Chức kể.

Nỗi tiếc nuối khi làng cổ biến mất

Nổi tiếng một thời là vậy nhưng làng hoa Ngọc Hà không tránh khỏi sự bủa vây của cơn lốc đô thị hóa và kinh tế thị trường.

Thập niên 90 của thế kỷ trước, thanh niên trong làng đi thoát ly. Khu vực xung quanh làng Ngọc Hà nhà cửa mọc lên san sát, giá đất tăng vùn vụt".

"Tấc đất, tấc vàng", nhiều gia đình bán đất, lấy tiền chia cho các con dựng vợ, gả chồng. Cuộc sống thay đổi, diện tích đất trồng hoa thu hẹp, rồi nghề trồng hoa dần suy tàn. 

{keywords}
Theo ông Bộ, trước đây khu vực này là những luống hoa trải dài, giờ thành nhà cửa và ngõ xóm.

Ông Bộ buồn rầu, cho biết, trồng hoa như đánh bạc, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, lợi nhuận lại thấp. Năm nào thời tiết thuận lợi, người nông dân còn kiếm được, gặp thời điểm khí hậu khắc nghiệt, hoa hỏng là mất trắng. Mặc dù quanh năm làm lụng nhưng ông Bộ và các gia đình trong làng cũng chỉ đủ ăn.

Đây có lẽ là những nguyên nhân khiến cho làng hoa nức tiếng dần biến mất. Ngày nay, làng hoa đã đổi thành phố Ngọc Hà, ngõ Ngọc Hà.

Dân ngụ cư ở khắp nơi về đây mua nhà, sinh sống. Làng hoa vàng son một thuở chỉ còn trong hoài niệm. Những con người muôn năm cũ của làng đều ở tuổi xế chiều, có người đã rời xa cõi tạm.

{keywords}
Nhà mọc lên san sát khiến làng hoa yên bình chỉ còn là hoài niệm.

10 năm trước, luyến tiếc nghề cổ, ông Bộ vẫn trồng hoa. Sau do tuổi cao, sức yếu, ông đành bỏ đất hoang. Con trai ông chỉ còn làm cây hoa giống, đưa đi Hải Phòng, Yên Bái, Phú Thọ bán.

Dấu vết còn sót lại ở làng hoa Ngọc Hà có lẽ chỉ còn đình cổ cùng hồ nước xanh ngắt, phản chiếu bầu trời lấp lóa như gương…

Giai nhân làng hoa và công tử phố cổ nên duyên từ tiếng vĩ cầm

Giai nhân làng hoa và công tử phố cổ nên duyên từ tiếng vĩ cầm

 Thuở ấy, tiếng đàn du dương, say đắm lòng người của chàng nhạc công khiến cô gái làng hoa Ngọc Hà cảm mến.

">

Làng cổ nghìn tuổi giữa lòng Hà Nội, mỗi tấc đất như tấc vàng

友情链接