Guardiola mua nhà tại Barcelona, hẹn ngày tái ngộ Messi

Giải trí 2025-01-28 00:26:11 1545
àtạiBarcelonahẹnngàytáingộty giá   thanh thanh - 12/05/2021 19:40  La Liga
本文地址:http://account.tour-time.com/news/214d399179.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo PAOK vs Slavia Praha, 3h00 ngày 24/1: Vé sớm cho chủ nhà

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến BelarusBùi AnnBùi Ann

(Dân trí) - Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định, kế hoạch của Nga triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo Oreshnik ở Belarus có thể không làm tăng nguy cơ tấn công vào Ukraine hoặc các nước NATO.

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus - 1

Hiện trường vụ hỏa hoạn sau khi Nga phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine (Ảnh: Getty).

Vào ngày 6/12 tại Minsk, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký một hiệp ước về bảo đảm an ninh mới trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Nhà nước Tối cao của Nhà nước Liên minh. 

Trong cuộc họp, ông Lukashenko kêu gọi Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik tới Belarus và đề xuất rằng Belarus sẽ có quyền kiểm soát việc xác định mục tiêu của tên lửa từ lãnh thổ nước này. Bên cạnh đó, quân đội Nga vẫn sẽ tiếp tục vận hành hệ thống Oreshnik tại Belarus. 

Đáp lại lời kêu gọi, Tổng thống Nga cho biết hệ thống tên lửa Oreshnik có thể được triển khai tại Belarus sớm nhất là vào nửa cuối năm 2025.

Vào tháng 11, Nga đã sử dụng tên lửa Oreshnik để chống lại Ukraine sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine bắn tên lửa  chiến thuật ATACMS vào sâu lãnh thổ Nga. 

Ông Putin mô tả Oreshnik là hệ thống tên lửa tầm trung được trang bị công nghệ siêu vượt âm có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10. Hệ thống Oreshnik có tầm bắn xa, độ chính xác cao và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.

Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của Moscow về hệ thống Oreshnik, các chuyên gia ISW vẫn giữ nguyên đánh giá rằng việc triển khai Oreshnik tới Belarus không làm tăng đáng kể mối đe dọa trước mắt về các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung vào Ukraine hoặc các nước NATO. Lập luận này được củng cố bởi những điều sau đây.

Thứ nhất,theo các chuyên gia này, quân đội Nga từ lâu vốn có vũ khí hạt nhân ở lục địa. Đồng thời, vùng đất Kaliningrad có khả năng tấn công các mục tiêu ở Ukraine và NATO. Lực lượng Nga thường xuyên bắn tên lửa đạn đạo Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa hành trình Kh-101 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào Ukraine.

Lầu Năm Góc cho biết Oreshnik không phải loại vũ khí hoàn toàn mới, mà là phiên bản cải tiến của tên lửa RS-26 Rubezh của Nga, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được thử nghiệm từ năm 2011.

Bên cạnh đó, về mặt chiến lược, các chuyên gia cho biết Moscow dường như đang sử dụng hệ thống tên lửa này để đưa ra cảnh báo rằng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.

Ông Putin đã cố gắng thiết lập một loạt các "lằn ranh đỏ" cho Mỹ và NATO khi những nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine. Như vậy, việc triển khai hệ thống Oreshnik có thể là một phần trong phản ứng của Moscow đối với các cuộc tấn công của Ukraine vào Nga bằng ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. 

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, thông tin chi tiết về Oreshnik vẫn còn hạn chế. Ngày 6/12, trong quá trình thảo luận về tính khả thi của việc triển khai Oreshniks tại Belarus, Tổng thống Putin cho biết Oreshnik vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện tại số lượng còn rất ít.

Một vài chuyên gia cho rằng, hiện nay cũng chưa rõ liệu nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không. 

Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc thời điểm, số lượng tên lửa Oreshniks có thể xuất hiện ở Belarus và khả năng đe dọa của nó sẽ ra sao. 

Tuy nhiên, một số học giả lại không lạc quan như vậy. Ông Jeffrey Lewis,  chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết Oreshnik cũng có khả năng quân sự thực sự trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Với tốc độ tối đa ít nhất là Mach 10, vũ khí này cũng sẽ bay nhanh hơn hầu hết các hệ thống phòng không và tên lửa có thể đánh chặn một cách đáng kể.

Ông Timothy Wright, một chuyên gia về tên lửa Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đánh giá về vụ Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine hôm 21/11: "Nếu Nga không thông báo trước khi phóng, Mỹ sẽ vô cùng lo ngại. Bởi vì, bạn biết đấy, luôn có một bóng đen hạt nhân bao trùm cuộc xung đột này".

Theo Pravda">

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus

Ukraine chuẩn bị cho khả năng chấm dứt xung đột với Nga?Thành ĐạtThành Đạt

(Dân trí) - Việc Ukraine phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc hạ độ tuổi tuyển quân dường như là một phần của kế hoạch chính trị, theo hãng tin Strana.

Ukraine chuẩn bị cho khả năng chấm dứt xung đột với Nga? - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).

Mỹ và các đồng minh đã công khai kêu gọi Ukraine mở rộng lệnh gọi nhập ngũ, hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18. Lần gần đây nhất lời kêu gọi này được đưa ra là vào ngày 4/12, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đề cập trong tuyên bố tại Brussels.

Tuy nhiên, hãng tin Ukraine Stranadẫn các nguồn tin trong văn phòng tổng thống Ukraine cho biết, việc chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây là một phần trong chiến lược nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau.

"Kiev đã phản đối lời kêu gọi này như một phần của chiến lược chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh kết thúc nhanh chóng và cuộc bầu cử diễn ra sau đó", Stranađưa tin.

Theo Strana, một khả năng được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cân nhắc là chấm dứt xung đột thông qua đàm phán ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1. Một khả năng khác là các cuộc đàm phán sẽ thất bại và cuộc chiến sẽ tiếp diễn "trong một thời gian dài".

Nguồn tin củaStranatại Kiev cho biết, các tuyên bố công khai về việc hạ độ tuổi tuyển quân "được đưa ra trong trường hợp xung đột sớm kết thúc" và Ukraine "tiến hành bầu cử, để họ có thể nói rằng họ đã cứu được nguồn gen của quốc gia".

Còn trong trường hợp đàm phán thất bại và xung đột vẫn tiếp diễn, việc huy động quân vẫn được mở rộng dù sớm hay muộn. Khi đó, văn phòng tổng thống Ukraine sẽ phải tìm ra "hàng trăm lý do để giải thích cho sự thay đổi lập trường".

Trước đó, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ hôm 27/11 nói rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập châu Âu kiêm Bộ trưởng Tư pháp Olga Stefanishyna tuyên bố, Kiev lúc này không cần phải hạ độ tuổi huy động tân binh. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên tập trung vào việc gửi thêm vũ khí cho lực lượng Ukraine, thay vì thúc giục Kiev hạ tuổi tuyển quân.

Trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Dmytro Lytvyn, cũng cho biết việc thúc giục Ukraine hạ độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là vô nghĩa trong khi nước này thiếu vũ khí để trang bị cho tân binh do sự chậm trễ của phương Tây trong việc viện trợ.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói với hãng tin Reutersrằng Kiev phải đưa ra "những quyết định khó khăn" về việc huy động thêm quân. Ngay cả khi Ukraine nhận được tất cả tài chính và đạn dược mà họ muốn từ phương Tây, ông Blinken cho biết vẫn "phải có những người ở tuyến đầu".

"Nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng, việc đưa những người trẻ tuổi vào cuộc chiến là điều cần thiết. Hiện tại, những người từ 18 đến 25 tuổi không tham gia cuộc chiến", nhà ngoại giao Mỹ nói.

Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.

Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân nước này dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.  

Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, hồi tháng 10 tuyên bố Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống "ngay lập tức" sau khi chiến tranh kết thúc để cho phép tất cả binh lính và người tị nạn được bỏ phiếu.

Theo quy định của Hiến pháp Ukraine, nhiệm kỳ của Tổng thống Volodymyr Zelensky chấm dứt từ ngày 21/5. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, ông Zelensky cho biết, Ukraine sẽ không tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử nào trong giai đoạn thiết quân luật như hiện nay.

Ukraine bắt đầu thiết lập tình trạng thiết quân luật kể từ khi xung đột với Nga nổ ra. Kể từ đó đến nay, quốc hội nước này đã nhiều lần gia hạn thiết quân luật.

Theo RT">

Ukraine chuẩn bị cho khả năng chấm dứt xung đột với Nga?

Phe nổi dậy Syria chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nướcThanh ThànhThanh Thành

(Dân trí) - Lực lượng nổi dậy ở Syria đã chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nước sau khi chiếm thủ đô Damascus và lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Phe nổi dậy Syria chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nước - 1

Phe nổi dậy Syria đã chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nước (Ảnh: AA).

Đài truyền hình nhà nước Syria trong ngày 8/12 đã phát đi tuyên bố chiến thắng của phe nổi dậy Syria và rằng, chế độ của Tổng thống Assad đã sụp đổ.

Thông điệp được phát đi không lâu sau khi đại diện phe nổi dậy xuất hiện trên sóng truyền hình đọc tuyên bố, gọi là "Tuyên bố số 1", khẳng định các nhóm đối lập đã chiếm được thủ đô Damascus. 

Đoạn video trên truyền hình được công bố sau khi các nhóm nổi dậy kiểm soát thủ đô Damascus sau một cuộc tấn công chớp nhoáng, đánh dấu kết thúc của chính phủ Tổng thống Assad đầy kịch tính. Các nhóm đối lập cũng tuyên bố đã thả toàn bộ tù nhân.

Đại diện phe nổi dậy cũng tuyên bố kêu gọi tất cả các thành viên nổi dậy và công dân bảo vệ các thể chế của "nhà nước Syria tự do".

Các cuộc đụng độ bùng nổ mạnh mẽ giữa lực lượng chính phủ Tổng thống Assad và các nhóm nổi dậy vào ngày 27/11 tại các vùng nông thôn phía tây Aleppo, một thành phố lớn ở miền bắc Syria.

Vào ngày 30/11, các nhóm nổi dậy tuyên bố giành quyền kiểm soát hầu hết trung tâm Aleppo và cùng ngày, họ đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Idlib. Sau các cuộc giao tranh dữ dội, các nhóm này sau đó cũng đã chiếm được trung tâm thành phố Hama.

Phe nổi dậy tiếp tục chiếm được một số khu định cư ở tỉnh Homs có tầm quan trọng chiến lược, một cửa ngõ vào thủ đô Damascus và bắt đầu tiến vào đó.

Hôm 6/12, các nhóm nổi dậy vũ trang đã phát động một chiến dịch ở tỉnh Daraa trên biên giới Syria với Jordan và chiếm lại trung tâm thành phố sau các cuộc giao tranh dữ dội. Đến ngày 7/12, toàn bộ tỉnh Suwayda ở miền nam Syria cũng nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm nổi dậy. Cùng ngày, các nhóm nổi dậy địa phương ở Quneitra cũng đã kiểm soát được trung tâm của tỉnh.

Tại tỉnh Homs, nơi dẫn đến thủ đô của Syria, các lực lượng nổi dậy đã kiểm soát được trung tâm của tỉnh trong ngày 7/12.

Các nhóm tấn công phe nổi dậy bắt đầu tiến vào vùng ngoại ô phía nam của thủ đô Damascus vào cuối ngày 7/12. Các lực lượng của chính phủ cũng đã rút khỏi các bộ Quốc phòng và Nội vụ và sân bay quốc tế ở Damascus.

Khi các nhóm nổi dậy bắt đầu khống chế thủ đô, chính phủ Tổng thống Assad đã nhanh chóng mất toàn bộ quyền kiểm soát Damascus. Giữa những tin đồn rằng ông đã chạy trốn khỏi thủ đô, hiện vẫn chưa rõ tung tích của ông Assad ra sao.

Theo Anadolu Agency">

Phe nổi dậy Syria chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nước

Nhận định, soi kèo Borneo vs Kaya FC, 19h00 ngày 23/1: Out trình

Bác sĩ hé lộ tình trạng sức khỏe của ông BidenMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Bác sĩ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gần như hết các triệu chứng Covid-19.

Bác sĩ hé lộ tình trạng sức khỏe của ông Biden - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AFP).

APdẫn thông tin từ bác sĩ Nhà Trắng Kevin O'Connor ngày 22/7 cho biết, Tổng thống Joe Biden đã dùng liều thuốc chống Covid-19 Paxlovid thứ 10 vào sáng 22/7 và tiếp tục đảm nhiệm các nhiệm vụ tổng thống.

"Tổng thống đã gần hết các triệu chứng. Mạch, huyết áp, nhịp thở và thân nhiệt của Tổng thống vẫn hoàn toàn bình thường", bác sĩ O'Connor cho hay.

Thông tin được đưa ra sau khi Tổng thống Biden vắng bóng trước công chúng gần một tuần do phải cách ly Covid-19. Trong thời gian này, ông bất ngờ tuyên bố ngừng tranh cử tổng thống và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử vào cuối năm nay.

Sự vắng bóng của ông làm dấy lên những đồn đoán. Nghị sĩ Cộng hòa Lauren Boebert đầu tuần này đề nghị Nhà Trắng công bố "bằng chứng Tổng thống Biden còn sống".

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, ông Biden dự kiến hội đàm trực tiếp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng vào ngày 25/7.

Theo ABC News">

Bác sĩ hé lộ tình trạng sức khỏe của ông Biden

"Đừng nhìn phim Trấn Thành, Lý Hải vài trăm tỷ mà nghĩ điện ảnh tươi sáng"Hoa LêHoa Lê

(Dân trí) - "Chúng ta không thể chỉ nhìn 1, 2 bộ phim Trấn Thành, Lý Hải được vài trăm tỷ đồng mà tưởng rằng toàn bộ nền điện ảnh Việt Nam tươi sáng. Thực tế có hàng chục bộ phim đang lỗ ròng", đại biểu nói.

Không thể "lạc quan tếu"

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sáng 29/10, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) cho biết, dù có những thành tựu trong những năm qua, song cũng không thể "lạc quan tếu" trước sự phát triển văn hóa của đất nước.

Đại biểu nêu về hiện tượng nhập siêu văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực từ các bộ phim, bài hát, lối sống...

"Chúng ta không thể chỉ nhìn 1, 2 bộ phim của Trấn Thành, Lý Hải được vài trăm tỷ đồng mà tưởng rằng toàn bộ nền điện ảnh Việt Nam tươi sáng. Thực tế có hàng chục bộ phim đang lỗ ròng", đại biểu nêu.

Đừng nhìn phim Trấn Thành, Lý Hải vài trăm tỷ mà nghĩ điện ảnh tươi sáng - 1

Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Ảnh: QH).

Đại biểu cho rằng, đây là giai đoạn rất cần "chấn dân khí" vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì thế, rất cần ủng hộ, khuyến khích có những sản phẩm văn hóa của người Việt Nam, cho người Việt Nam, vì người Việt Nam.

Theo đại biểu, như vậy sẽ có thêm tình yêu, niềm tin và tự hào đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc. Đây là lý do mà ông Bùi Hoài Sơn mong muốn tạo điều kiện liên quan đến thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm văn học, nghệ thuật.

"Để thuế không trở thành rào cản cho lòng yêu nước, cho tinh thần tự tôn dân tộc, cho khát vọng phát triển đất nước...", ông Sơn nêu quan điểm.

Miễn thuế nhập khẩu với di vật, cổ vật

Về đối tượng áp dụng mức thuế suất 5%, đại biểu Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về việc áp dụng mức thuế suất cho các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim.

Trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, phạm vi áp dụng ưu đãi thuế đã bị thu hẹp, chỉ còn tập trung vào nghệ thuật biểu diễn truyền thống và dân gian.

Theo đại biểu, điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp cận các sản phẩm văn hóa và thể thao của nhân dân, đặc biệt là những hoạt động mang tính công cộng như bảo tàng, thư viện và các sự kiện văn hóa cơ sở.

Về chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia, bà Thu Đông cho rằng, việc này là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.

Đừng nhìn phim Trấn Thành, Lý Hải vài trăm tỷ mà nghĩ điện ảnh tươi sáng - 2

Đại biểu Trần Thị Thu Đông (Ảnh: QH).

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các cổ vật có giá trị để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, dự thảo luật hiện nay chỉ miễn thuế giá trị gia tăng cho di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhập khẩu mà bỏ qua đối tượng là tổ chức, cá nhân.

"Ở đây chúng ta vẫn có sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa", đại biểu cho hay.

Đối với việc hồi hương các cổ vật về Việt Nam, đặc biệt là các cổ vật có nguồn gốc Việt Nam, chứng minh được những giá trị văn hóa dân tộc lịch sử truyền thống của dân tộc, bà Thu Đông đề nghị nhà nước hay tư nhân đều được hưởng vì những người quan tâm, đầu tư cho đối tượng này đã là những người yêu văn hóa, tâm huyết với văn hóa.

Vì vậy, đại biểu cũng đề nghị nên ưu đãi theo mức không đánh thuế đối với các nhà sưu tập tư nhân khi họ hồi hương các di vật cổ vật để bảo vệ và chỉ đánh thuế khi họ buôn bán trong nước để khuyến khích họ tham gia cùng với nhà nước để đưa di vật cổ vật đó hồi hương.

"Tránh tư duy không quản được thì cấm, tạo nên những rào cản cho các tổ chức, cá nhân thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa", bà Thu Đông nói.

">

"Đừng nhìn phim Trấn Thành, Lý Hải vài trăm tỷ mà nghĩ điện ảnh tươi sáng"

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lượcThanh ThànhThanh Thành

(Dân trí) - Ukraine đang vướng phải những xung đột chiến lược giữa các nước đi của Tổng thống Nga Vladimir Putin, viện trợ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cái bóng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ lúc đó là ông Donald Trump bắt tay khi gặp nhau tại Phần Lan vào năm 2018 (Ảnh: Reuters).

Hai động thái địa chính trị quan trọng - một của chính quyền ông Biden và một của ông Putin - dường như đã làm khiến cuộc chiến ở Ukraine thêm nhiều rủi ro. Những diễn biến này, diễn ra chỉ hơn 1 tháng trước khi Tổng thống đắc cử Trump trở lại Nhà Trắng, cho thấy rõ thế cục sẵn sàng cho những gì có thể là sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. 

Tuyên bố của ông Trump về việc sẽ chấm dứt chiến sự Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi lên nắm quyền đang nổi lên, làm tăng thêm tính cấp bách của phép tính chiến lược hiện tại.

Việc Tổng thống Biden "bật đèn xanh" cho phép Ukraine tấn công tên lửa ATACMS tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của Nga đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với chiến lược lâu nay của Mỹ.  Cùng với đó, khoản viện trợ quân sự mới trị giá gần 300 triệu USD, bao gồm cả mìn chống bộ binh, làm nổi bật sự tuyệt vọng của chính quyền ông Biden trong việc củng cố cho Kiev trước sức ép không ngừng nghỉ ở mặt trận phía đông.

Đối với Ukraine, các biện pháp này xảy đến vào thời điểm quan trọng, khi các lực lượng của nước này đang phải vật lộn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga ngày càng leo thang.

Rõ ràng, sự thay đổi chính sách của Tổng thống sắp mãn nhiệm Biden được coi là phản ứng trước một diễn biến mới: Mỹ và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai hàng nghìn binh sĩ để tăng cường tuyến đầu cho Nga, một động thái mà cả Moscow và Bình Nhưỡng đều bác bỏ.

Nhưng Washington coi đây là một "sự leo thang lớn", thúc đẩy việc họ thay đổi lại các "ranh giới đỏ" của mình. Mặt khác, việc Tổng thống Putin nới lỏng các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân cũng khiến Mỹ đứng ngồi không yên.

Tổn thất về nhân mạng là rất lớn và Ukraine hiện phải đối mặt với thách thức kép: Ngăn chặn đà tiến của Nga và chuẩn bị cho sự thay đổi chính trị ở Washington. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền của ông phải giải mã cam kết mơ hồ của ông Trump về việc chấm dứt chiến tranh "trong 24 giờ" có thể có ý nghĩa gì trong thực tế.

Tổng thống đắc cử Trump, nổi tiếng là người khó hiểu và khó đoán, không xa lạ gì với những tuyên bố táo bạo. Ông Trump cũng không ngần ngại tỏ rõ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin và tự xem mình là một "nhà đàm phán tài ba". Tuy nhiên, chính điều này lại vẽ nên một bức tranh phức tạp cho Ukraine. Tổng thống Zelensky, mặc dù hoài nghi vẫn tỏ ra thận trọng lạc quan, hy vọng ông Trump có thể ưu tiên một cách tiếp cận rộng hơn, mang tính chiến lược hơn là đưa ra thỏa thuận ngắn hạn.

Các quan chức Ukraine cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của ông Trump sẽ là thể hiện sức mạnh, một nỗ lực có thể định hình chính sách đối ngoại của ông. Họ cho rằng, lập trường này sẽ đòi hỏi những lựa chọn khó khăn: gây sức ép với cả Ukraine và Nga mà không làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ. 

Bất kỳ bước đi sai lầm nào cũng có thể ám ảnh ông Trump như cách cuộc chiến Afghanistan đã ám ảnh ông Biden, một vết thương trong chính sách đối ngoại vẫn còn âm ỉ cho đến nay. Nếu Ukraine trở thành "Afghanistan của ông Trump", hậu quả - đối với cả sự tồn tại của Ukraine và vị thế toàn cầu của Mỹ - có thể cũng nghiêm trọng không kém. Đây là một canh bạc không có gì đảm bảo, và sẽ thử thách giới hạn của sức mạnh, chiến lược và tài ngoại giao.

"Chắc chắn rằng chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn với các chính sách của nhóm hiện sẽ lãnh đạo Nhà Trắng. Đây là cách tiếp cận của họ, lời hứa của họ với công dân của họ", ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Suspilne của Ukraine.

Những phát biểu của Tổng thống Zelensky mang tính pha trộn giữa sự thẳng thắn và tính toán. Gần đây, ông Zelensky bày tỏ mong muốn chấm dứt chiến tranh thông qua ngoại giao vào năm 2025 nhưng ám chỉ rằng hòa bình có thể đến sớm hơn khi ông Trump nắm quyền Nhà Trắng.

Trong khi đó, Tổng thống Putin dường như coi thời điểm này là một sự tạm dừng chiến lược, một sự kiện đưa ông vào vị thế có lợi. Nga đã phát động cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine trong 3 tháng, một lời nhắc nhở tàn khốc về những rủi ro trong tầm tay đối với Ukraine. Với nỗi lo về các cuộc tấn công tiếp theo ngày càng gia tăng, một số đại sứ quán phương Tây đã tạm thời đóng cửa hoạt động của họ.

Việc Nga tích trữ tên lửa Iskander và Kinzhal báo hiệu nhiều hơn là sự chuẩn bị về mặt chiến thuật; đó là một nỗ lực được tính toán để gửi đi một thông điệp trước khi chính quyền ông Trump nhậm chức. Mục tiêu của ông Putin rất rõ ràng: Tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai với vị thế mạnh mẽ không gì lay chuyển được.

Đối với Moscow, đây không phải là sự thỏa hiệp mà là việc ra điều khoản. Các động thái của Nga cho thấy một nỗ lực cố ý nhằm thử thách quyết tâm của Ukraine và tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận với ông Trump. Đối với ông Zelensky, thách thức là rất lớn - duy trì khả năng phục hồi trong khi điều hướng một tương lai phụ thuộc nhiều vào chính trị bên ngoài cũng như vào chính chiến trường.

Nói một cách thực tế, ở Moscow, một sự tự tin thầm lặng đang lan tỏa, một niềm tin rằng sự kháng cự của Ukraine chỉ là khúc dạo đầu cho sự sụp đổ cuối cùng của nước này. Tuy nhiên, đến tháng 1/2025, phép tính có thể thay đổi.

Đối với ông Putin, việc ông Trump lên nắm quyền làm phức tạp con đường phía trước. Nhà lãnh đạo Nga sẽ phải giải quyết một thực tế mới: Ông Trump hiện đang nắm quyền. Việc leo thang chiến sự ở Ukraine có nguy cơ làm chệch hướng mọi cơ hội đạt được thỏa thuận có lợi. Tại Washington, gói viện trợ quân sự mới nhất của chính quyền Biden phản ánh cam kết của họ đối với sự tồn tại của Kiev.

Đạn dược, máy bay không người lái, tên lửa và mìn chống bộ binh mà phương Tây hỗ trợ cho Ukraine báo hiệu quyết tâm củng cố khả năng phòng thủ của Kiev. Quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS trên đất Nga là một sự leo thang được tính toán, một quyết định nhằm định hình lại chiến trường.

Tuy nhiên, thời điểm của động thái này là không thể nhầm lẫn: Nó vang vọng vượt ra ngoài cuộc xung đột trước mắt, vươn tới hành lang của nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Trump.

Theo Yahoo News">

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược

友情链接