Trung Quốc chính thức công nhận ‘cày thuê’ là một công việc hợp pháp
Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc (CMHRSS) đã công bố 15 ngành nghề mới vào hôm 25/01 vừa qua,ốcchínhthứccôngnhậncàythuêlàmộtcôngviệchợppháket qua bóng đá bao gồm “thể thao điện tử chuyên nghiệp” và “nhà quản lý thể thao điện tử”. Thông tin này xuất hiện sau khi chính phủ Trung Quốc quyết định dành sự hỗ trợ và quan tâm tới ngành công nghiệp esports vào năm ngoái.
Một cuộc họp của CMHRSS
Theo CMHRSS, thuật ngữ “thể thao điện tử chuyên nghiệp” được dùng để định danh một người đã tham gia các giải đấu esports hoặc tập luyện cùng với những game thủ nghiệp khác.
Trong khi đó, “nhà quản lý thể thao điện tử” bao hàm tổ chức hoặc đơn vị phát triển nội dung cho các giải đấu esports.
Bên cạnh đó, CMHRSS cũng đưa danh mục “account boosting” (hay còn gọi là “cày thuê”) là một trong những công việc chính đi kèm với ngành nghề esports.
“Cày thuê” và gian lận là những vi phạm thường thấy trong cộng đồng người chơi League of Legends, Overwatchvà một loạt những tựa game esports khác. Việc thiếu hụt sự trao đổi giữa chính phủ Trung Quốc và ngành công nghiệp esports có thể là lý do chính khiến “cày thuê” trở thành một công việc hợp pháp – hoặc đây cũng có thể là một sự hiểm lầm.
Thuật ngữ “account boosting” được CMHRSS sử dụng để chỉ những game thủ sử dụng tài khoản của đồng đội khi chơi chuyên nghiệp. Nhưng từ lâu, “account boosting” ám chỉ việc một game thủ đăng nhập vào tài khoản của người chơi khác với mục đích cải thiện thứ hạng.
Yu “XiaoWeiXiao” Xian, một cựu game thủ LoLchuyên nghiệp, đã phải nhận lệnh cấm thi đấu một năm do “cày thuê” vào tháng 8/2015. Hay gần đây hơn, Blizzard đã tiến hành xử phạt Su-min “SADO” Kim, player của Philadelphia Fusion tại Overwatch League, bởi đã tham gia vào một vụ boosting vào tháng 11/2017.
Sau đó, nhà phát triển của Overwatchđã tiếp tục cấm 1,400 tài khoản bị phát hiện có boosting vào tháng 8/2018.
Hiện vẫn chưa rõ CMHRSS có thay đổi quyết định của họ hay không.
Tuy nhiên, việc esports được chính thức công nhận là một ngành nghề hợp pháp xứng đáng là một bước tiến lớn trong nỗ lực nâng tầm thể thao điện tử Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các game thủ Trung Quốc sẽ có mục tiêu phấn đấu rõ ràng hơn, lương thưởng ổn định hơn và dễ dàng xin visa đi du đấu khắp thế giới.
Trung Quốc đã có nhiều đại diện đăng quang tại những giải đấu lớn nhất của hai bộ môn Dota 2 và LoL. Trong hình là Wings Gaming đang giăng quốc kỳ Trung Quốc trong màn ăn mừng chức vô địch TI6
Trung Quốc hiện đang là thị trường esports lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của CNGvào tháng 7/2018, thị trường esports của quốc gia này dự kiến sẽ vượt mốc 13 tỷ USD trong năm 2018 và sẽ tăng thêm 5 tỷ USD ở hai năm kế tiếp.
Ở các bộ môn esports tầm cỡ như Dota 2 hay LoL, Trung Quốc cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và khẳng định tên tuổi của họ trên đấu trường thế giới.
Invictus Gaming đang là nhà ĐKVĐ của Chung kết Thế giới 2018. Trong khi đó, PSG-LGD Gaming cũng vừa đoạt ngôi Á quân tại The International 8 và giành được 4 triệu USD trong năm vừa qua.
Theo thống kê của Esports Earnings, có tới 10 người Trung Quốc nằm trong top 30 game thủ chuyên nghiệp kiếm được nhiều tiền nhất trong lịch sử esports. Đó toàn là những pro players của bộ môn Dota 2 – đáng chú ý là Maybe (hơn 2.3 triệu USD) và fy (hơn 2.1 triệu USD) của PSG-LGD.
Và sau khi tổ chức CKTG của LMHT, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên đăng cai một kì TI vào tháng 8 tới đây tại Thượng Hải, Trung Quốc. TI9 sẽ là giải đấu Dota 2 mang tầm cỡ quốc tế có ý nghĩa đặc biệt bởi lần đầu tiên Valve quyết định đem nó tới một quốc gia khác nằm bên ngoài lãnh thổ của châu Âu và Bắc Mỹ.
None (Theo Dot Esports)