Dự kiến trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ công bố các dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học để lấy ý kiến. Các trường đại học cũng đang rục rịch chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2017.
|
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
|
Theo một nguồn tin của PV Báo Thanh niên, nhiều khả năng trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia sắp công bố, Bộ GD-ĐT sẽ tách riêng diện thí sinh tự do (trừ đối tượng chưa được xét tốt nghiệp, nay thi lại để được xét) và thí sinh lớp 12. Theo đó, thí sinh lớp 12 bắt buộc phải đăng ký và dự thi theo bài, còn thí sinh tự do có thể đăng ký và dự thi theo từng thành phần (tức từng môn) với các bài thi tổ hợp.
Trong quá trình làm bài thi tổ hợp, thí sinh lớp 12 bắt buộc ngồi (và làm bài) trong phòng thi suốt 150 phút thời gian làm bài. Còn thí sinh tự do có thể chỉ cần làm phần thi mà mình đăng ký. Chẳng hạn, nếu đăng ký môn lý trong bài thi khoa học tự nhiên, thí sinh chỉ phải làm bài trong thười gian 50 phút. Sau đó thí sinh có thể ra khỏi phòng thi để sang khu vực chờ, thậm chí có thể rời khỏi hội đồng thi để ra về…
Đề thi sẽ được in thành 3 phần có thể tách rời nhau. Bộ đã phân chia cụ thể thời gian làm bài 50 phút/ phần (môn), nên hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng thí sinh trong phòng. Vì thế, với những thi sinh thi thêm bài tổ hợp thứ hai chỉ để lấy điểm một phân , cũng chỉ có đúng 50 phút để làm bài phần mà mình chọn.
Bộ sẽ thiết kế làm sao để thí sinh không gian lận được, như vậy nhiều khả năng đề thi cũng sẽ được phát ra từng phần chứ không phát cả 3 phần ngay từ đầu buổi thi...
Trong khi đó, Báo Tiền phongđưa tin ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết nhóm GX (gồm 12 trường đại học thuộc khu vực Hà Nội) đưa ra phương án dự kiến tuyển sinh 2017.
|
Thí sinh làm thủ tục đăng ký xét tuyển đại học năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
|
Phương án dự kiến là các trường sẽ lấy kết quả thi THPT của Bộ GD-ĐT và nhóm sẽ mở rộng thêm.
Theo ông Trần Văn Tớp, hiện nay đa phần các trường vẫn thống nhất duy trì nhóm GX và tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT.
Ông Trần Văn Tớp cho biết, cũng có ý kiến đề xuất nhóm GX tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực riêng như mô hình của ĐHQG Hà Nội. “ĐH Bách khoa Hà Nội hoàn toàn có thể làm được một kỳ thi riêng. Nhưng cá nhân hiệu trưởng ĐH Bách khoa và tôi nhận thấy, việc có một kỳ thi riêng nữa chưa hẳn đã tốt trong bối cảnh hiện nay. Do đó, chúng tôi đi đến kết luận: Nếu các trường vẫn đồng ý tồn tại nhóm GX và lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT thì sẽ tiếp tục làm. Nhưng điều này không ngăn cản các trường có kết hợp phương thức xét tuyển khác nếu muốn” - ông Tớp cho hay.
Theo ông Tớp, tỷ lệ các trường tham gia nhóm GX càng lớn thì tỷ lệ ảo sẽ càng giảm. Do đó, năm nay, nhóm sẽ mời thêm một số trường tham gia. “Nếu nhóm đạt đến con số 25 - 30 trường thì con số ảo sẽ giảm đi rất nhiều” - ông Tớp khẳng định.
Được biết, nhóm GX dự kiến sẽ đưa ra dự thảo phương án tuyển sinh 2017 sau khi Bộ GDĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH 2017.
Năm 2017, ĐHQG Hà Nội mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực trên toàn quốc là thông tin đượcBáo Dân tríđăng tải.
Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2017 tiếp tục triển khai phương thức thức thi Đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính quy cho ĐHQG Hà Nội và gần 20 đơn vị ngoài với quy mô mở rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Ngân Anh tổng hợp
">