当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo U20 Trung Quốc vs U20 Úc, 18h30 ngày 18/2: Cửa trên đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2
Trên con đường Nguyễn Thượng Hiền (đoạn qua quận 3, TPHCM) tấp nập xe cộ, căn nhà 2 tầng có chiều ngang chừng 1,5m của bà Trương Thị Cúc (SN 1950) nằm lọt thỏm giữa dãy nhà mặt phố.
Dù quanh khu này, nhà cửa đều có phần chật hẹp, song nhà của bà Cúc khiến nhiều người đi đường chú ý, tò mò. Nhiều người đặt câu hỏi với diện tích nhỏ hẹp như vậy, làm thế nào người trong nhà có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi?
Chia sẻ với phóng viên, bà Cúc cho biết căn nhà này là người quen cho bà ở từ sau năm 1975. Đến nay, chủ căn nhà đã qua đời. Căn nhà hiện khá cũ kĩ, 2 tầng trên được gia đình bà "vá chằng vá đụp" để có chỗ tránh nắng tránh mưa.
Từ ngoài đường nhìn vào cũng có thể thấy được toàn bộ bên trong nhà bà Cúc bởi chiều dọc căn nhà cũng chỉ khoảng 2m. Thứ chiếm diện tích lớn nhất có lẽ là nhà vệ sinh, đây cũng chính là khu vực duy nhất bà Cúc sử dụng hằng ngày.
"Tôi có 2 con trai (một người sinh năm 1985, một người sinh năm 1990), mỗi đứa ở một tầng. Trên đó chỉ vừa để nằm thôi chứ không làm được gì. Còn tôi ở ngoài sạp hoa quanh năm suốt tháng. Nhà chật chội như vậy, ngủ ngoài sạp thoải mái hơn", bà Cúc nói.
Bà Cúc cho biết thêm, chồng bà qua đời cách đây nhiều năm, lúc đó 2 con còn nhỏ và bà cũng trẻ, khỏe hơn. Giờ đây, các con đã lớn, bà lại bị đau chân, đau người nên không lên các tầng trên được.
Mỗi ngày, bà đều quanh quẩn dưới nhà với 2 việc chính là tắm rửa và giặt quần áo. Sau đó, bà ra sạp bán hoa, rồi ăn ngủ ở đó luôn. Những đêm oi bức, bà Cúc nằm ghế bố giữa trời. Những ngày mưa, cũng chiếc ghế bố đó nhưng bà phải che chắn thêm để nằm cho khỏi ướt.
Bà Cúc nói, vì nhà quá chật nên việc nấu nướng rất khó khăn. Vì thế, hằng ngày, bà ăn cơm tiệm, các con cũng "tự lo lấy thân".
Bà Cúc quê ở Bến Tre, lên TPHCM mưu sinh từ khi còn rất trẻ. Bà bán hoa ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã gần 50 năm, từ thuở còn là con gái đến khi lập gia đình, sinh con.
Sạp hoa của bà Cúc cách nhà chừng vài chục mét, thực tế chỉ là một khoảng nhỏ với vài loại hoa đặt trong thùng nhựa, xung quanh là bao bì, giỏ đựng, túi ni lông, thùng giấy, phế liệu...
Ngồi bên những chiếc giỏ hoa chất cao khỏi đầu, bà Cúc từ tốn nhặt lá cho mấy cành hoa hồng. Hoa của bà ít, không đa dạng, phong phú như nhiều hàng hoa khác. Bà bán hoa cũng rất rẻ, một bó hoa đồng tiền, thạch thảo hay hoa cúc chỉ có giá 10.000 đồng.
Bà Cúc nói bán hoa không có gì cực khổ, cứ nhặt hoa, cắm hoa rồi bán. Khi nào mệt thì bà nghỉ. Bán hết, bà lại đón xe ôm ra chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10, TPHCM) mang hoa về bán. Lấy hoa giá rẻ nên bà Cúc bán hoa cũng rẻ, chẳng có lời mấy.
Một vài người tấp vào lề, đưa mắt nhìn mấy thùng nhựa chứa hoa, bà Cúc liền niềm nở chào mời bằng giọng miền Tây chân chất: "Lựa đi cô, còn ít bông!". Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khách đến mua hoa của bà Cúc không nhiều.
Bà Cúc tâm sự: "Có hôm tôi bán được 100.000 đồng, có hôm được 50.000 đồng, có hôm không bán được gì luôn. Bao năm qua, tôi cứ bán như thế, lấy tiền ăn uống. Có ngày tôi ăn 3 bữa, có khi chỉ ăn 2 bữa, cứ thế sống qua ngày".
Chỉ khi nhắc đến 2 cậu con trai, giọng bà Cúc có phần chùng xuống. Bà chạnh lòng cho biết bản thân không lo được cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Một người con học hết lớp 12, một người chỉ học hết lớp 9.
Hai con của bà hiện đều chạy xe ôm công nghệ, có "đồng ra đồng vào" để tự lo lấy thân. Còn bà nhờ sạp hoa cũng sống được qua ngày, không dám cậy nhờ các con.
Bà Cúc nói thêm: "Ngày xưa, cuộc đời tôi gian truân hơn bây giờ nhiều. Giờ có cái ăn, cái mặc, tôi đã thấy may mắn, ổn định rồi. Có hôm, người ta qua lại còn cho đồ ăn không hết".
Khi được hỏi về ngày "trăm tuổi già", bà Cúc cười xòa, nói "tới đâu thì tính tới đó". Ở tuổi gần đất xa trời, nhìn lại cuộc đời mình, bà Cúc vẫn lạc quan: "Số khổ thì chịu chứ biết sao giờ?".
Theo Dân trí
Người phụ nữ ở TPHCM gần 20 năm ngủ lề đường vì... nhà siêu mỏng
Cô tiết lộ bản thân chỉ ăn những miếng bánh nhỏ hay uống một ly cà phê sữa vào bữa trưa hoặc bữa tối.
Mukbang (phát sóng cảnh ăn uống) là trào lưu bắt nguồn từ Hàn Quốc và đã trở thành hiện tượng gây sốt trên mạng xã hội trong nhiều năm. Mukbang cho thấy những người trẻ tuổi tiêu thụ lượng thức ăn khổng lồ trong thời gian ngắn để thu hút một lượng lớn người theo dõi.
Tuy nhiên, sau hàng loạt scandal gian lận, lãng phí thực phẩm, gặp các vấn đề về sức khỏe, những người ăn uống vô độ dần bị tẩy chay. Mukbang bị cấm ở Trung Quốc và cũng không còn chỗ đứng tại Hàn Quốc.
Sau mukbang, người Hàn đã tìm thấy "mốt" ăn uống mới: Những người nổi tiếng có thân hình cân đối hoặc gầy gò và chỉ ăn trái cây hoặc lượng thực phẩm cực kỳ ít trong một ngày.
Cả ngày chỉ ăn hai quả chuối, một củ khoai
Diễn viên hài Ahn Young-mi là một người nổi tiếng khác chỉ ăn những khẩu phần nhỏ. Cô ăn một bát bibimbap thanh đạm (món cơm trộn rau) trong bữa sáng, trưa và cả buổi tối.
Nam diễn viên kiêm người mẫu Joo Woo-jae ăn một chiếc bánh rán vào bữa sáng. Còn nhà sản xuất âm nhạc Code Kunst chỉ ăn hai quả chuối và một củ khoai lang trong một ngày.
Những người này đều chia sẻ thói quen ăn uống đặc biệt của mình trong chương trình truyền hình thực tế I Home Alone. Nam diễn viên Joo Woo-jae còn thường xuyên chia sẻ các clip ăn uống một mình với tiêu đề "no appetizing mukbang", chỉ ăn những món mình thực sự thích với khẩu phần vừa đủ.
Trong giới thần tượng, nhiều người cũng từng chia sẻ về việc cắt giảm khẩu phần ăn để giảm cân. Nữ ca sĩ IU tiết lộ chỉ ăn mỗi mỳ bibimmyeon cho bữa tối. Cách đây ít năm, thực đơn ép cân của cô còn gây hoang mang hơn khi chỉ gồm 1 trái táo (ăn sáng), 2 củ khoai lang (bữa trưa) và một phần ăn có protein dành cho bữa tối.
Ngày 15/8, một bài đăng với tiêu đề "Nếu tôi ăn như Beomgyu (thành viên nhóm nhạc nam TXT), tôi cũng sẽ gầy như vậy" trở nên viral trong cộng đồng mạng Hàn Quốc.
Vài năm trước, thời điểm người Hàn còn thích thú với mukbang, cô gái tên Moon Bok-hee (nickname Boki) trở nên nổi tiếng với khả năng có thể ăn lượng thức ăn lớn chỉ trong một miếng, còn gọi là "Boki one-bite" (tạm dịch: một miếng của Boki).
Hiện tại, khi những người ăn siêu ít lên ngôi, Beomgyu gây chú ý với clip ăn một chiếc bánh quy Kancho nhỏ trong 6 lần cắn.
Mốt ăn uống gây hại
Sự nổi tiếng của những người ăn siêu ít bắt nguồn từ nỗi chán ghét của người Hàn với trào lưu ăn thùng uống vại mukbang.
Năm 2020, một số YouTuber phát sóng cảnh ăn uống bị tẩy chay vì giả vờ nhai rồi nhổ thức ăn sau khi kết thúc chương trình.
Trong khi mukbang bị chỉ trích vì lãng phí thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mốt ăn ít đang được nhiều người ca ngợi là "tượng trưng cho nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu, tiết kiệm".
Nhà phê bình truyền thông Ha Jae-keun cho biết: "Ngày càng có nhiều khán giả nhận thức về sự lãng phí của những buổi mukbang như vậy. Họ bắt đầu đánh giá cao những người biết kiềm chế, tiết kiệm trong ăn uống".
Xu hướng này cũng phản ánh giá tiêu dùng đang tăng vọt. Nữ diễn viên Park So-hyun chia sẻ: "Tôi chỉ tiêu khoảng 10.000 won (7,6 USD) cho thức ăn mỗi ngày".
Còn với những mukbanger như YouTuber Heebab, họ có thể chi khoảng 10 triệu won (7.600 USD) cho ăn uống trong một tháng.
Kwak Geum-joo, giảng viên Đại học Quốc gia Seoul, nói rằng tất cả xu hướng đều là một phần của những vấn đề lớn trong xã hội ngày nay.
"Do lạm phát gia tăng, xu hướng xã hội đang nghiêng về thắt lưng buộc bụng. Lương giảm dường như đang ảnh hưởng đến nội dung mà mọi người xem và đón nhận", bà Kwak nói.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại trào lưu mới cũng sẽ tạo ra những thói quen ăn uống xấu và các vấn đề về sức khỏe như chứng rối loạn ăn uống, biếng ăn...
Khi ăn ít trở thành mốt, nhiều người đang có động lực hơn để học theo thực đơn ăn kiêng khắc nghiệt với mục tiêu có hình thể như các ngôi sao truyền hình.
Nhưng thực tế, các thực đơn hay những gì xuất hiện trên chương trình chỉ là một phần cuộc sống của người nổi tiếng.
Chế độ dinh dưỡng của từng cá nhân phải được tính toán, xây dựng một cách khoa học, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Theo Zing
Nguyễn Trần Quang cũng chia sẻ bí quyết kể chuyện hay là cốt truyện phải gắn liền với sự thật. Trong sự nghiệp xây dựng thương hiệu, tác giả từng thất bại vì kể câu chuyện hay nhưng chất lượng sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng.
Con người ai cũng có “nhiều chuyện” trong bản năng, kể cả những người chỉ tin vào dữ liệu. Việc tích hợp số liệu vào chuyện kể là phương pháp truyền đạt hiệu quả.
Tác giả đúc kết 3 yếu tố tạo nên thành công của thương hiệu: mô tả chân dung thành công, đối tượng phù hợp để kể chuyện, và “nỗi đau” của đối phương muốn chạm tới qua câu chuyện.
Ví dụ, cách kể chuyện qua slogan Nâng niu bàn chân Việtgiúp doanh số một thương hiệu tăng vọt và trở thành thương hiệu giày dép hàng đầu Việt Nam.
Tưởng tượng là ‘tài sản’ lớn nhất trong năng lực kể chuyện
Với Storytelling – Lay động lòng người bằng chuyện kể, tác giả Nguyễn Trần Quang không kể những câu chuyện vĩ đại, mà chỉ tập trung vào thương hiệu doanh nghiệp và cách làm cho cuộc trò chuyện trở nên cuốn hút.
“Một câu chuyện hấp dẫn và lay động lòng người bắt buộc phải có tuyến nhân vật. Bởi chỉ có con người mới đảm bảo yếu tố cảm xúc cho người nghe. Hoặc gắn suy nghĩ, tính cách và hành động cho những đồ vật vô tri vô giác, còn gọi là nhân cách hóa. Đây là yếu tố tiên quyết trong nghệ thuật xây dựng storytelling”, tác giả Nguyễn Trần Quang bày tỏ.
Bằng công thức “tìm - dựng - kể”, Nguyễn Trần Quang khuyến khích mỗi người trả lời câu hỏi “mình muốn kể gì?”, “chuyện này kể cho ai?”, “cảm xúc của họ sẽ ra sao?”... Đây là "chìa khóa" để giao tiếp hiệu quả với mọi đối tượng.
Trong thời đại công nghệ 4.0, tác giả khuyến khích sáng tạo câu chuyện hấp dẫn bằng cách đặt câu hỏi sắc bén. Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, mọi câu trả lời đã có sẵn trên các ứng dụng, trang trình duyệt và mạng xã hội... Ứng dụng công nghệ để mỗi người đều hiện thực hóa trí tưởng tượng một cách hợp lý nhất.
Tiếc nuối cho thời đại của lớp trẻ, tác giả Nguyễn Trần Quang chia sẻ: “Một trong những điều thiệt thòi nhất của trẻ em thời nay là không được phát triển trí tưởng tượng qua những mẩu chuyện sâu sắc. Khi ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử có sức hút hơn. Khoa học chứng minh rằng, đứa trẻ được nghe kể chuyện mỗi đêm trước khi ngủ đều có khả năng hình dung và tưởng tượng tốt hơn số còn lại”.
Cuốn sách 'bật mí' công thức kể chuyện làm lay động lòng người
Nhận định, soi kèo Sporting Club Bengaluru vs Inter Kashi, 17h30 ngày 18/2: Cân tài cân sức
Dưới ngòi bút Hòa thượng, qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc có cơ hội trải nghiệm từng tầng bậc cấp độ tu học từ Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, cho đến Bồ-tát thừa và Phật thừa.
Tất cả đều đã được đại sư Ấn thuận trình bày, giải nghĩa một cách ngắn gọn, súc tích mà sâu sắc, vừa đủ để độc giả có một hình dung trọn vẹn về hành trình tu tập tiến tới thành Phật.
Theo Hòa thượng, thông qua việc tùy cơ thích ứng lý tính, tự do lựa chọn, tùy thời tùy quốc độ mà việc hoằng truyền Phật pháp trở nên hết sức đa dạng, khó có thể thâu tóm một cách trọn vẹn.
Đặc biệt, Đại sư khẳng định, không có bất cứ một pháp môn nào là không thể tu hành thành Phật: “Chúng ta có thể xuất phát từ Pháp chung Năm thừa, Pháp chung Ba thừa và Pháp chung Đại thừa; đồng thời, cũng xem trọng tất cả các pháp tu bình thường và pháp môn phương tiện”.
Cuốn sách trình bày theo thứ lớp một cách đầy đủ và toàn diện về đạo Phật - hướng dẫn người tu từng bước thể nhập vào cảnh giới cứu cánh của chư Phật.
Thực tế, giáo pháp nhà Phật giống như chiếc kính vạn hoa biến đổi đa sắc, khiến cho người mới học không thể quán triệt thông suốt. Do đó, nhiều khi người ta có cảm giác chẳng biết nên lựa chọn pháp môn nào là hay và phù hợp nhất với bản thân.
Đọc sách, thầy Thích Bảo Giác chia sẻ nhận định với VietNamNet rằng, tất cả chúng sinh đều có khả năng hướng thiện và hướng thượng, hướng về phía ánh sáng, nơi có giác ngộ giải thoát an vui chân thật.
“Nếu như có một ngày bạn chợt nhận ra được mục tiêu cứu cánh của đời mình, đem tâm hướng về Con đường thành Phật, cuốn sách này sẽ là hành trang của bạn trên bước đường phía trước. Khi đã mang trong lòng thiện pháp, hướng về chân trời ánh sáng, bạn có thể một lòng quyết tâm nhất hướng thẳng tiến về Phật đạo Vô thượng Bồ-đề”, thầy Thích Bảo Giác nhắn nhủ.
Con đường thành Phật: Tất cả chúng sinh đều có cơ hội thành Phật như nhau
Bức ảnh do phóng viên Mohammed Salem của hãng Reuters chụp tại bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía nam Gaza, vào ngày 17/10/2023, 10 ngày sau khi Israel mở chiến dịch đáp trả phong trào Hamas.
Trong ảnh, Inas Abu Maamar, 36 tuổi, đang gục đầu và ôm chặt thi thể cháu gái Saly, 5 tuổi, được bọc kín trong vải trắng tại nhà xác bệnh viện. Saly cùng mẹ và chị gái thiệt mạng khi tên lửa Israel đánh trúng căn nhà của họ ở Khan Younis.
Biên tập viên hãng tin Reuters - ông Rickey Rogers, cho biết: “Mohammed nói rằng đây không phải là một bức ảnh để ăn mừng, nhưng anh ấy đánh giá cao sự công nhận của ban tổ chức và coi đó là cơ hội để công bố bức ảnh tới nhiều người hơn”.
“Mohammed hy vọng với giải thưởng này, thế giới sẽ ý thức hơn nữa về tác động của chiến tranh với con người, đặc biệt là với trẻ em”, Rogers nói tại lễ trao giải ở Amsterdam (Hà Lan), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Ảnh Báo chí Thế giới.
Tổ chức này đã nhấn mạnh những mối nguy hiểm tiềm tàng với các phóng viên ảnh khi tác nghiệp ở những khu vực có xung đột.
Họ cho biết, 99 nhà báo và nhân viên truyền thông đã thiệt mạng khi đưa tin về cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Joumana El Zein Khoury, Giám đốc điều hành của tổ chức nhận xét: “Công việc của phóng viên ảnh trên thế giới thường rủi ro cao”.
"Trong năm qua, số người chết ở Gaza đã đẩy số nhà báo thiệt mạng lên gần mức cao kỷ lục. Điều quan trọng là phải thừa nhận những tổn thương mà họ đã trải qua để cho thế giới thấy tác động của cuộc chiến".
Tác giả bức ảnh, Mohammed Salem là một người Palestine, 39 tuổi, làm việc cho Reuters từ năm 2003.
Mohammed từng đoạt giải trong cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới năm 2010. Trước khi chụp bức ảnh này vài ngày, Mohammed đã lên chức bố - một chi tiết có thể đã tác động nhiều tới cảm xúc của anh khi nhìn thấy hình ảnh đau lòng tại hiện trường.
Ban giám khảo cho biết bức ảnh chiến thắng năm 2024 "được chụp bằng sự quan tâm và tôn trọng, ngay lập tức mang đến cái nhìn ẩn dụ và thực tế về sự mất mát không thể tưởng tượng được”.
Khi bức ảnh được công bố lần đầu vào tháng 11/2023, Mohammed từng nói: “Tôi cảm thấy bức ảnh tóm tắt được ý nghĩa rộng hơn về những gì đang xảy ra ở Dải Gaza”.
“Mọi người hoang mang, chạy từ chỗ này sang chỗ kia, nóng lòng muốn biết số phận người thân của mình. Người phụ nữ này khiến tôi chú ý khi ôm thi thể bé gái không chịu buông ra”.
Cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới 2024 đã thu hút được 61.062 tác phẩm dự thi do 3.851 nhiếp ảnh gia từ 130 quốc gia, vùng lãnh thổ gửi tới.
Nhiếp ảnh gia GEO Lee-Ann Olwage từ Nam Phi đã giành chiến thắng ở hạng mục Câu chuyện của nămvới những hình ảnh phản ánh căn bệnh mất trí nhớ của một người ở Madagascar. Hạng mục Dự án dài hạnthuộc về Alejandro Cegarra của Venezuela với loạt ảnh "The Two Walls" đăng trên New York Times và Bloomberg.
Tổ chức Ảnh Báo chí Thế giới được thành lập năm 1955, là đơn vị tổ chức cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới thường niên nhằm vinh danh các tác phẩm ảnh phóng sự và tư liệu xuất sắc nhất.
Bức ảnh người phụ nữ ôm thi thể cháu đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới 2024
Một tác phẩm quý hiếm của họa sĩ nổi tiếng người Bỉ René Magritte (1898-1967) nằm trong series tranh nổi tiếng có tên L’empire des lumières(Đế chế ánh sáng)dự đoán sẽ bán được hơn 95 triệu USD trong phiên đấu giá mùa thu của nhà cái Christie’s tại New York, Mỹ sắp tới. Tác phẩm được cho là sẽ phá vỡ kỷ lục các bức tranh của danh họa theo trường phái siêu thực này.
Bức tranh sắp đấu giá được René Magritte vẽ năm 1954, là 1 trong 27 bức thuộc series Đế chế ánh sáng vẽ lại quang cảnh những góc phố tối tăm dưới bầu trời xanh vẫn còn nắng, nơi có những ô cửa le lói ánh đèn. Năm 2022, một bức tranh trong series này của René Magritte đã được bán với giá 79,7 triệu USD tại nhà cái Sotheby’s ở London, Anh.
Tác phẩm thuộc sở hữu của gia đình nhà thiết kế nội thất quá cố Mica Ertegun - vợ của đồng sáng lập hãng đĩa Atlantic Records, đồng thời là một nhà sưu tầm nghệ thuật có tiếng. Cùng với tranh hiếm của René Magritte, bộ sưu tập thuộc sở hữu của Mica Ertegun được đấu giá lần này còn có loạt ảnh do Andy Warhol chụp bà. Dự kiến phiên đấu giá diễn ra vào tối 19/11 tại New York.
Người phát ngôn Christie’s cho hay một phần tiền thu được từ cuộc đấu giá sẽ dành cho các hoạt động từ thiện. Khi còn sống, Ertegun đã tài trợ cho chương trình học bổng sau đại học của ĐH Oxford, Quỹ Di tích Thế giới...
Theo CNN, The Art Newspaper