Đương kim Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022 - Đoàn Thiên Ân trình diễn lại trang phục Trúc Chỉ - Best National Costume của Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022. Đội Văn Thành Công bắt đầu đêm diễn với các thiết kế lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc như cánh cò, hoa sen, quả dứa, linh vật rồng, cá chép, nghề làm hoa giấy, sự tích Trầu Cau, Tấm Cám… Những bộ trang phục được đầu tư công phu, cùng cách thể hiện của các thí sinh khi nghiêm túc, khi hài hước khiến khán giả thích thú, hưởng ứng mạnh. Các thiết kế được người đẹp Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Ngọc Hằng, thí sinh Nguyễn Minh Hoàng Kim, Võ Pha Lê... trình diễn.
Đội Nguyễn Minh Tuấn chứng tỏ sự đầu tư chỉn chu từ chi tiết nhỏ qua từng bộ trang phục. Hình ảnh hoa cúc, hoa giấy ngũ sắc, quả hồng... được đưa vào thiết kế vừa độc đáo, vừa hiện đại. Các thí sinh cho thấy sự cố gắng, biến hoá sáng tạo.
Nguyễn Việt Hùng khai thác hình ảnh văn hoá như nghề thêu mai, cánh diều tuổi thơ, trò chơi dân gian bầu cua và đặc biệt là cánh rừng Trường Sơn... Dù khoác những bộ trang phục công phu, nhiều chi tiết nhỏ nhưng các thí sinh tự tin sải bước và ứng biến linh hoạt, thổi hồn cho mọi thiết kế.
Nguyễn Minh Công vốn được biết đến qua nhiều trang phục dự thi quốc tế của các người đẹp. Lần này, các thiết kế lấy ý tưởng từ tình mẫu tử thiêng liêng, muối Tây Ninh, hình ảnh trống đồng, tranh tứ bình... và được đầu tư về kiểu dáng, chi tiết.
Vũ Việt Hà cho thấy thế mạnh của mình khi xử lý và tư vấn những trang phục mang đậm nét văn hoá truyền thống như hình ảnh trống lân, nghề làm hương... Nhiều thiết kế gây ấn tượng bởi sự độc đáo về ý tưởng, mức độ tỉ mỉ khi xử lý từng chi tiết. Các người đẹp cũng thể hiện kỹ năng trình diễn qua sự ứng biến cùng trang phục như đánh trống, múa nón lá...
Các thiết kế đến từ đội Nguyễn Tiến Truyển lấy cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, nghệ thuật gốm sứ, đặc biệt là thiết kế Kép Thị do Hoa hậu Tiểu Vy trình diễn đã vinh danh các nữ nghệ sĩ gạo cội của cải lương Việt Nam.
Sau đêm diễn, nhiều khán giả cho rằng bên cạnh một vài thiết kế tạo sức hút ngay từ đầu, vẫn có nhiều trang phục cồng kềnh, quá cỡ khiến thí sinh khó trình diễn, đồng thời dễ rơi phụ kiện và có phần “lố lăng”. Một số mẫu lấy cảm hứng từ hoa sen, câu chuyện cổ tích… chưa có sự khác biệt quá lớn so với mùa trước. Đơn cử như Yếm Long Phụng, Trưng Nữ Vương, Kim Lạc Phi Long, Hương sắc Nam Phương, Hạt ngọc trời ban… mang nét tương đồng với các mẫu đã có.
Thiết kế trang phục dân tộc giành chiến thắng sẽ được công bố vào đêm chung kết Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023, sau đó đồng hành cùng tân hoa hậu tại phần thi National Costume cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023, diễn ra vào cuối tháng 10 ở Việt Nam.
Phước Sáng - Thanh Phi - Cát Tường
Mãn nhãn với đêm thi thời trang và áo tắm của Miss Grand VietnamDàn người đẹp, thí sinh thể hiện ấn tượng trong đêm thi Vietnam Beauty Fashion Fest và áo tắm Miss Grand Vietnam 2023." alt="Miss Grand Vietnam 2023 thi trang phục dân tộc: Quá nhiều mẫu cồng kềnh"/>
Miss Grand Vietnam 2023 thi trang phục dân tộc: Quá nhiều mẫu cồng kềnh
|
Giang Châu - trưởng nhóm dự án “Thư viện từ những bông hoa”. Ảnh: NVCC. |
Thông thường, khi nhắc đến hỗ trợ trẻ em vùng cao, mọi người đều nghĩ tới việc quyên góp các loại nhu yếu phẩm hằng ngày như thức ăn, thuốc men, quần áo cũ… còn chị Giang Châu và nhóm dự án lại chọn sách là món quà mang tới cho các em nhỏ. “Tôi nghĩ sách là món quà ý nghĩa cho học sinh vùng cao, giúp các bạn tu dưỡng đạo đức, mở rộng tri thức, có nhận thức mới và hành động tốt đẹp hơn. Bên cạnh việc quyên góp, hỗ trợ những điều kiện sống cơ bản như cái ăn, cái mặc, tôi cho rằng việc nuôi dưỡng ước mơ cho các em cũng là điều quan trọng”, chị Giang Châu bộc bạch.
Hơn nữa, sau những lần công tác ở vùng cao, tận mắt thấy các em nhỏ ở đây thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện vui chơi, giải trí, chị Giang Châu cũng mong muốn những cuốn sách sẽ trở thành niềm vui cho các em, giúp giờ ra chơi trở nên ý nghĩa hơn.
“Không bao giờ tôi muốn trải qua những ngày như vậy nữa…”
Để xây dựng 8 thư viện, mang đến cho các em nhỏ vùng cao hàng chục nghìn cuốn sách hay, chị Giang Châu và nhóm dự án “Thư viện từ những bông hoa” đã trải qua một khoảng thời gian bán hoa gây quỹ vô cùng khó khăn.
Một hành trình với nhiều sự cố gắng, kiên nhẫn được chị Giang Châu kể lại: “Đều là "tay ngang" nên thời gian đầu chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn. Tôi là phóng viên, các thành viên khác thì người làm giáo viên, người làm sáng tạo nội dung số, một số bạn vẫn đang đi học nên hầu như không ai có kinh nghiệm kinh doanh. Ngoài ra, ai cũng có công việc chính, do đó, để tiếp tục dự án, chúng tôi phải chăm chỉ, thức khuya dậy sớm nhiều hơn”.
|
Dù đều bận rộn với công việc cá nhân nhưng các thành viên trong dự án vẫn tranh thủ thời gian bán hoa gây quỹ. Ảnh: NVCC |
Ngoài thử thách về việc sắp xếp thời gian, chị Giang Châu và nhóm dự án còn phải đối mặt với những vấn đề trong kinh doanh mặt hàng hoa. Hoa cần được tuyển chọn từ những nguồn uy tín, song không tránh được những lần gặp trục trặc, ví dụ như hoa bị nấm, bị héo vì chưa biết cách vận chuyển.
Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng tinh thần thiện chí, đến hiện tại, nhóm dự án đã có một mô hình kinh doanh online tương đối ổn định. Thế nhưng, khó khăn không dừng lại ở đó, chị Giang Châu nhớ về ngày tháng làm việc không kể ngày đêm để kịp hoàn thành đơn hàng: “Những ngày lễ như 8-3 vừa qua là cơ hội để chúng tôi tăng cường hoạt động kinh doanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhóm dự án cũng tự học cách gói hoa, song chỉ vài người thành thạo. Trong khi đó, vào dịp lễ này, chúng tôi lại nhận đến gần 100 đơn hàng. Bị quá tải công việc, các thành viên đều phải thức trắng mấy đêm, có hôm tôi chỉ ngủ 1 tiếng để kịp làm việc”.
Làm việc xuyên đêm, bật khóc vì kiệt sức, vì áp lực, đó là những điều chị Giang Châu và các thành viên trong nhóm dự án phải trải qua. “Khi kết thúc ngày cuối cùng gói hoa cho dịp lễ 8/3, chúng tôi dọn dẹp, tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon. Cảm giác lúc ấy vẫn mệt nhưng nhẹ nhõm vì mọi việc đã xong xuôi, tôi khóc vì mình đã vượt qua được, thực sự, không bao giờ tôi muốn trải qua những ngày như vậy nữa” - chị Giang Châu không khỏi xúc động, bất giác thở phào khi nhớ lại những kỷ niệm trong hành trình gây quỹ.
Thấy khó không lui, thấy bại không nản, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng chị Giang Châu và nhóm dự án “Thư viện từ những bông hoa” chỉ xem đó là động lực, bài học kinh nghiệm quý giá để có sự chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau.
“Cứ cố gắng hết sức, tin vào điều tốt đẹp thì nó sẽ đến”
Trải qua gần một năm hoạt động, nhóm dự án “Thư viện từ những bông hoa” đã thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh để tìm ra phương án tối ưu nhất. Ngoài việc bán hoa, dự án còn tổ chức nhiều hoạt động khác như quyên góp sách cũ, mở các lớp dạy cắm hoa… để tăng nguồn lợi nhuận.
|
Dự án nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, góp phần lan tỏa thông điệp cho đi là hạnh phúc. Ảnh: NVCC |
Bên cạnh đó, dự án cũng nhận được sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm. “May mắn là từ khi thành lập dự án đến bây giờ, chuyến đi nào của chúng tôi cũng suôn sẻ, thuận lợi nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân khác. Từ đó, nhóm dự án vẫn đảm bảo được kế hoạch trước mắt là cứ hai tháng tổ chức một chuyến đi xây dựng thư viện sách ở các vùng cao” - chị Giang Châu hào hứng chia sẻ.
“Thư viện từ những bông hoa” là cơ hội để nhóm bạn trẻ Hà Nội lan tỏa thông điệp tích cực về sự cho đi. “Đôi khi, chúng ta quá bận rộn để quan tâm đến những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Việc giúp đỡ người khác không cần chờ cơ hội, không cần làm điều gì quá lớn lao, chỉ một cuốn sách đã có thể cứu rỗi một tâm hồn, thay đổi một cuộc đời”. Vững tin vào hành trình đang đi, chị Giang Châu quan niệm rằng cứ việc cố gắng hết sức, tin vào những điều tốt đẹp thì nó sẽ đến.
|
Cùng với việc trao tặng sách, nhóm dự án còn giao lưu, trò chuyện để truyền cảm hứng đọc sách cho các em nhỏ vùng cao. Ảnh: NVCC |
Thành tựu đầu tiên của nhóm dự án là hai thư viện sách tại điểm trường Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Do đó, đây cũng là chuyến đi để lại cho chị Giang Châu những ấn tượng sâu sắc nhất. “Trước đó, Mù Cang Chải vừa trải qua một đợt sạt lở nặng nề khiến chúng tôi phải lùi lịch thực hiện dự án. Ngày lên đường mang sách tới điểm trường, trời mưa to, nhưng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía nhà trường nên chúng tôi vẫn vững tâm đi đúng kế hoạch. Lúc di chuyển cũng khá lo lắng vì đường đèo dốc lại mới xảy ra sạt lở nguy hiểm nhưng nếu mình cứ sợ thì chả làm được gì cả”, chị Giang Châu kể lại.
Đồng hành cùng dự án từ những ngày đầu tiên, bạn trẻ Ngô Thị Phương Anh (22 tuổi) chia sẻ: “Nhìn lại hành trình vừa đi qua, những kết quả mà dự án đã đạt được, sự hưởng ứng từ phía nhà trường, niềm vui của các em học sinh, thầy cô giáo, bản thân mình cảm thấy tự hào và hạnh phúc. Dù không làm được điều gì quá lớn lao, nhưng ít nhất, chúng mình đã mang đến những giá trị nhất định, giúp các em tiếp cận với tri thức”.
Từ những khó khăn ban đầu, càng ngày, dự án “Thư viện từ những bông hoa” càng nhận được sự quan tâm của các mạnh thường quân. “Điều này giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề đang gặp phải, đồng thời tạo cho nhóm dự án có một niềm tin vững vàng về hành trình mình đang đi. Mọi thứ đang tốt đẹp, chúng tôi không có lý do gì để dừng lại” - chị Giang Châu thể hiện sự quyết tâm trên chặng đường sắp tới.
Sắp tới, vào đầu tháng 6, dự án sẽ tiếp tục triển khai thêm thư viện sách ở hai điểm trường tại tỉnh Sơn La.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Hành trình mang hàng chục nghìn cuốn sách đến với trẻ em vùng cao"/>
Hành trình mang hàng chục nghìn cuốn sách đến với trẻ em vùng cao