Nhận định, soi kèo Sisaket United vs Bangkok FC, 15h00 ngày 20/12

Giải trí 2025-01-28 00:33:35 49465
ậnđịnhsoikèoSisaketUnitedvsBangkokFChngàtrực tiếp bóng đá tây ban nha   Hồng Quân - 20/12/2023 05:00  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://account.tour-time.com/html/458a498840.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn

- Nhiều giáo viên ở tỉnh Bắc Giang chia sẻ bất cập khi hàng tháng phải đành lòng chấp nhận trừ lương để nhận về một số tạp chí từ nhà trường, phòng giáo dục phát xuống. Không tham gia thì không xong, họ tự nguyện trong tâm thế chẳng khác gì bắt buộc.

{keywords}
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Phụ Thọ.

Thực tế, các giáo viên cho rằng các tạp chí hỗ trợ cho dạy học không mấy hiệu quả và “cắn răng” mua về chỉ vì không muốn trở thành cá biệt hay không tham gia phong trào của trường.

Chia sẻ với VietNamNet, anh N.T, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Phương số 1 chia sẻ: “Tháng nào mỗi thầy cô cũng nhận 4, 5 quyển tạp chí trên Phòng GD-ĐT gửi về,.. tài liệu thì nhận nhưng sẽ bị trừ tiền vào lương tháng. Mình thấy đọc cũng hữu ích nhưng thiết nghĩ nếu để tặng cho học sinh thì hợp lý hơn. Đằng này giờ bảo giáo viên đăng ký mua như kiểu “nhờ” giáo viên tiêu thụ giúp vậy, bảng lương lại phong phú thêm các khoản trừ”.

Theo anh T, gọi là nhà trường cho đăng ký, nhưng không đăng ký chắc khó mà được. “Nếu để bồi dưỡng cho học sinh thì cần gì phải lấy nhiều vậy, mà giáo viên nào cũng thấy có phần. Ngay cả các thầy cô sắp về hưu bậc lương cao còn không muốn lấy, huống hồ chúng tôi lương bập bẹ vài đồng. Phòng với trường cũng không nói là bắt buộc phải mua mà trên hình thức đăng ký. Nhưng kiểu tự nguyện như thế này thì khó mà chối được”, anh T nói.

Đồng quan điểm, một giáo viên ở Trường Tiểu học Huyền Sơn (Bắc Giang) cho biết, đây là một tiêu chí trong việc tự bồi dưỡng của giáo viên và nhà trường đăng ký với phòng mua các tài liệu đó rồi phân bổ về cho giáo viên.

“Giáo viên không hề đăng ký mà đến tháng, trường tự chia tạp chí cho một số giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ và trừ một khoản tiền vào lương. Tôi thấy việc này không hợp lý cho lắm bởi nhu cầu tự tìm hiểu thì tôi nghĩ giờ đây có rất nhiều cách thức, hình thức mà không chỉ có thể qua những tạp chí này. Chưa kể giáo viên có hẳn sổ tự bồi dưỡng để ghi chép liên quan đến việc bồi dưỡng thường xuyên, nên việc sử dụng các tạp chí này tôi cho không phải là tiêu chí trong việc bồi dưỡng”, giáo viên này chia sẻ.

Giáo viên này nói thêm: “Bản thân mình cảm thấy bất cập và không thoải mái với việc hàng tháng bị trừ đi một khoản trong thu nhập như vậy. Thực ra mình cũng chia sẻ với nhà trường rồi nhưng tiêu chí phòng đưa về nên chắc trường cũng phải làm thôi”.

Qua tìm hiểu của phóng viên, không chỉ các trường ở huyện Lục Nam mà các trường ở các huyện khác như Hiệp Hòa,... cũng tương tự.

Về việc này, ông Thân Văn Lăng, Hiệu trưởng Trường TH Nghĩa Phương 1 cho biết, giáo viên nào đăng ký thì hàng tháng mới nhận các tạp chí, ai không đăng ký thì không bị trừ vào thu nhập.

“Việc này là do phòng giáo dục có ý kiến để cho các giáo viên đăng ký, mua làm tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Phòng giáo dục yêu cầu trường triển khai đến các giáo viên đăng ký để phòng chuyển tài liệu về, trường triển khai theo đúng tinh thần của phòng coi đó là một tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Nhà trường chỉ phổ biến tuyên truyền còn tùy theo nhu cầu của cán bộ, giáo viên ai có nhu cầu thì đăng ký”, ông Lăng nói.

Ông Đào Văn Sinh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lục Nam cho biết, ai có nhu cầu thì đăng ký chứ phòng cũng không có chỉ đạo yêu cầu các thầy cô phải mua. “Tài liệu tham khảo thì các trường phải mua ở thư viện còn giáo viên ai có nhu cầu thì mới mua. Còn không, ai có nhu cầu vẫn có thể lên thư viện đọc vì tạp chí, báo có đủ. Có thể do giáo viên chưa hiểu thì có phản ánh như vậy. Thông tin thế thôi chứ phòng không có chỉ đạo yêu cầu giáo viên đăng ký mua”, ông Sinh nói.

Qua tìm hiểu của VietNamNet, ở một số tỉnh khác trước đây cũng từng diễn ra câu chuyện này. Tuy nhiên sau khi giáo viên phản ánh đã thay đổi bằng việc các tạp chí đến với học sinh do nhà trường đảm nhận và chịu kinh phí dành cho thư viện.

Phòng không chỉ đạo, trường chỉ tuyên truyền nhưng trong tình thế khó có thể chối từ như vậy, hẳn các giáo viên ở Bắc Giang sẽ phải tiếp nhận trong tâm thế không mấy hài lòng, và việc này sẽ khó mang lại hiệu quả.

Thanh Hùng

">

Giáo viên “cắn răng” chấp nhận trừ lương để đăng ký mua tạp chí tự nguyện

{keywords}Triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, lấy người dân là trung tâm phục vụ (Ảnh: T.Nga)

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến là 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trong phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trên thực tế, giải pháp giao chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tới các cấp chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố đã phát huy tác dụng trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các địa phương.

Đơn cử như, tại Thái Nguyên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đã được nâng từ 28% trong quý I lên đạt khoảng 60% vào cuối quý II. Một trong những nguyên nhân giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại địa phương này, theo đại diện Sở TT&TT Thái Nguyên, là do UBND tỉnh đã giao cụ thể chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công online cho các sở, ngành, địa phương.

Hay với tỉnh Yên Bái, tính đến giữa năm nay, đã có 676 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức 4 tại 18/19 sở, ban ngành, 9/9 huyện thị xã, thành phố và 173/173 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4 đạt 73,57% và tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức 4 có phát sinh hồ sơ đạt 100%.

Trao đổi với ICTnews, đại diện Sở TT&TT tỉnh Yên Bái cho hay, kết quả trên có được là nhờ tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có việc giao chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ban, ngành, địa phương.

Trên phạm vi toàn quốc, tính đến trung tuần tháng 8, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đã đạt 51,49%,  gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số dịch vụ công trực tuyến đã phát huy hiệu quả rõ rệt phục vụ người dân có thể kể đến là dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; dịch vụ đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông.

Có thể thấy rằng, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đã có được những chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Nguyên nhân giúp cải thiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được nhận định là do giai đoạn vừa qua các địa phương đã đôn đốc và giao chỉ tiêu thực hiện đến từng sở ngành, quận huyện. Vì vậy, các đơn vị đã tích cực triển khai, vận động người dân, doanh nghiệp chọn dùng dịch vụ công trực tuyến.

Theo thống kê, đến nay 97,3% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được các bộ, ngành, địa phương đưa lên cung cấp online mức 4 cho người dân, doanh nghiệp. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã xác định rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, tỉnh cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%.

Vân Anh

‘Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số’

‘Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số’

Nhấn mạnh quan điểm mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần tạo thói quen cho người dân, doanh  nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn.

">

Hàng loạt địa phương giao chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến cho cấp cơ sở

 - Niềm vui của Đặng Thúy Quỳnh - nữ sinh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh - vẫn còn đang “nóng hổi” khi phóng viên liên hệ với em ngay trong ngày em nhận thư thông báo trúng tuyển từ Smith College – một trường đại học nữ sinh của Mỹ.

{keywords}
Đặng Thúy Quỳnh, sinh năm 1997 vừa nhận học bổng toàn phần của Smith College. Ảnh: NVCC

Quỳnh vui vẻ chia sẻ: “Em vừa mới thông báo với một đứa bạn mà nó đã đi lan truyền khắp nơi”.

Nhen nhóm ước mơ đi du học từ hồi cấp 2, nhưng gia đình không đủ tiềm lực tài chính. Nếu muốn đi du học, Quỳnh phải nhận được học bổng toàn phần. Rụt rè trước thách thức này, Quỳnh quyết định thi đại học như bao bạn bè khác. Đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội, Quỳnh khăn gói lên Hà Nội học tập. Nhưng chính môi trường năng động này đã khiến khát khao muốn đi du học trong em trỗi dậy. “Lúc đó bạn bè em có một số người nhận được học bổng vào các trường ở Mỹ, nên em cảm thấy khi người khác thực hiện được ước mơ, còn mình thì từ bỏ khi chưa từng thử sức sẽ là một việc khiến em ân hận về sau” – cô gái 19 tuổi chia sẻ.

Quyết định bảo lưu kết quả học tập ở Ngoại thương để rẽ sang một hướng khác là một áp lực rất lớn đối với Quỳnh . “Khi bảo lưu em đã xác định là nhất định sẽ phải được đi du học, nếu không sẽ phải quay lại FTU và học muộn hơn các bạn một năm. Áp lực hơn nữa là phải được các trường nhận nhưng lại phải có mức học bổng cao, gần như toàn phần thì bố mẹ mới chi trả được”.

Chỉ có 7 tháng để chuẩn bị hồ sơ, Quỳnh gấp rút thi IELTS, ACT, hoàn thiện các giấy tờ tài chính…. Tuy thời gian ít ỏi nhưng kết quả mà em đạt được rất đáng nể. Vốn học chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, từng đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 12 nên chỉ sau một tháng ôn luyện, em đạt 8.0 IELTS. Điểm số ACT của Quỳnh đạt 32/36.

Ngoài ra, bảng hoạt động ngoại khóa đã được Quỳnh tích lũy từ những năm học cấp 3. Em cho rằng, điểm số hay các hoạt động ngoại khóa của mình cũng chưa thực sự nổi bật, tuy nhiên mọi yếu tố trong hồ sơ của em khá đồng đều. Quỳnh cho rằng đây là lý do khiến Smith College dành cho em suất học bổng 68.000 USD/ năm trong vòng 4 năm học.

{keywords}
Quỳnh (ngoài cùng bên phải) và các bạn học cấp 3 ở Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Ảnh: NVCC

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh nhưng Quỳnh không cho rằng điều này chỉ toàn là bất lợi với em hay với những bạn khác đang đặt mục tiêu xin học bổng. “Ở Hà Tĩnh thì rõ ràng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các học bổng, hay là các tài nguyên như ở các thành phố lớn.Cơ hội giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, các hội thảo, trại hè… cũng ít hơn rất nhiều. Bản thân em chủ yếu tự ôn ở nhà, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và tài liệu. Tuy nhiên, ở Hà Tĩnh cũng có một lợi thế. Vì lượng du học sinh ở Hà Tĩnh rất ít nên lúc nộp đơn vào các trường sẽ trở thành một nhân tố mới mẻ đối với họ, khiến các nhà tuyển sinh chú ý nhiều hơn. Tất nhiên đây cũng chỉ là yếu tố nhỏ chứ không thể quyết định được việc bạn có được nhận vào trường hay không, chưa kể đến việc trao học bổng” – Quỳnh nói.

{keywords}
Quỳnh (ngoài cùng bên phải) và các bạn trong nhóm đi phượt xuyên Việt. Ảnh: NVCC

Bài luận – cơ hội để các ứng viên thể hiện tính cách, quan điểm và tham vọng của bản thân – được Quỳnh chọn viết về tuổi thơ của mình ở vùng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh – nơi em đã sống những năm đầu đời. “Em đã dùng biệt tài “nói lái” (nói ngược) mà hồi nhỏ em rất thích và rất giỏi để kể câu chuyện về tuổi thơ của mình. Lúc đó, quanh em lúc nào cũng là cây cỏ, hoa lá xanh tươi, không khí trong lành. Em chơi những trò mà bọn trẻ con thường chơi… Sau này em mới nhận ra đó là khoảng thời gian mà em đã được trải nghiệm những thứ rất tuyệt vời mà lớn lên em không còn cơ hội làm nữa. Đến năm 5 tuổi thì bố chuyển công tác nên sau đó mẹ với em cũng chuyển về thành phố sống. Rồi em gần như lớn lên ở thành phố luôn, và dần dần quên hết những kỉ niệm hồi còn ở quê”.

“Nhưng cũng nhờ những lần về quê, hoài niệm lại những gì xảy ra, nhớ lại hồi bé mình như thế nào mà em nhận ra được con người thực sự của mình ra sao, em muốn làm gì, muốn trở thành người như thế nào. Và em nghĩ, đối với một người thì việc biết được bản thân là ai thực sự rất quan trọng. Em nhận ra là những giá trị mà hồi bé mình có được khi sống ở một ngôi làng nhỏ vùng núi, khi sống giữa thiên nhiên vẫn còn đâu đó, chưa mất đi, mà đơn giản là bị những gánh nặng của việc trưởng thành che khuất. Và lúc mà em tìm lại được những giá trị đó thì em biết mình đã sẵn sàng cho những chuyến phiêu lưu phía trước, sẵn sàng làm những điều em thích và sống cuộc sống mà em muốn” – Quỳnh chia sẻ về bài luận của mình.

{keywords}
Quỳnh cho biết bố mẹ là những người định hướng, ủng hộ và khuyến khích em rất nhiều trong quá trình học tập cũng như xin học bổng. Ảnh: NVCC

Để đạt được mơ ước đi du học Mỹ như ngày hôm nay, Quỳnh cho rằng bố mẹ là những người đóng vai trò rất quan trọng, đã động viên và ủng hộ em rất nhiều trong những giai đoạn khó khăn. Bố mẹ Quỳnh đều là giáo viên dạy toán cấp 3. Bố em dạy ở Trường Chuyên Hà Tĩnh mà em đang theo học. “Ban đầu vì điều kiện tài chính hạn hẹp nên bố mẹ em không ủng hộ việc em đi du học cho lắm, nhưng sau khi thuyết phục bố mẹ và hứa sẽ cố gắng xin học bổng thật cao để bố mẹ không phải vất vả thì bố mẹ đồng ý và ủng hộ quyết định bảo lưu của em”.

Quỳnh cho biết, vì có bố mẹ là giáo viên nên từ nhỏ em đã học tốt, tuy nhiên bố mẹ không hề gây áp lực, mà cực kỳ tâm lý và thoải mái. “Bố mẹ luôn nói là dù có đi được hay không cũng chẳng sao hết, bố mẹ ủng hộ lựa chọn và quyết định của em”.

“Mặc dù dạy toán nhưng từ bé mẹ em luôn khuyến khích em học tiếng Anh, hướng em vào học chuyên Anh vì mẹ biết tiếng Anh sẽ giúp ích cho em rất nhiều sau này. Bố mẹ tuy không có nhiều điều kiện, nhưng việc trau dồi ngoại ngữ cho em thì luôn cố gắng tạo điều kiện. Và quan trọng hơn nữa là bố mẹ cho phép em lựa chọn theo sở thích của mình, tôn trọng những quyết định của em. Vì thế em luôn có niềm tin là dù thành công hay thất bại thì bố mẹ vẫn luôn ở bên ủng hộ”.

  • Nguyễn Thảo
">

Tin mới: Nữ sinh Hà Tĩnh giành học bổng 6 tỷ đồng của đại học Mỹ

Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao

{keywords}

Tờ Bloomberg đưa tin, ĐH Rangsit của Bangkok – một đại học tư nhân – đã bắt đầu nhận gạo thay cho học phí. Ngoài ra, nhà trường còn đưa ra mức giá cao hơn thị trường cho 19 sinh viên đầu tiên.

Hàng triệu nông dân Thái Lan đang phải vật lộn trong vụ mùa năm nay do giá gạo giảm mạnh vì nguồn cung dồi dào trong nước và thị trường xuất khẩu cạnh tranh. Theo Bloomberg, một số nông dân thậm chí còn cố gắng bán gạo trên Facebook hoặc ở các quầy hàng bên đường.

Witsanu Sukmoonsiri, sinh viên 22 tuổi chuyên ngành Đổi mới xã hội, chia sẻ với Bloomberg rằng gia đình cậu “có thể phải đi vay nặng lãi” nếu không có sáng kiến nhận gạo thay cho học phí của nhà trường.

Hiện vẫn chưa rõ nhà trường sẽ làm gì với số gạo này.

Thái Lan là nền kinh tế đứng thứ 2 của Đông Nam Á với dân số vào khoảng 67 triệu người và cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Khoảng một nửa sản lượng gạo của nước này được xuất khẩu, Bloomberg cho hay.

Nông nghiệp chiếm khoảng 8% kinh tế đất nước và khoảng ¼ người dân là nông dân trồng lúa. Mặc dù kho gạo dự trữ hiện tại của Thái Lan đã lên tới 8 triệu tấn, song con số này đều tăng dần mỗi năm.

  • Nguyễn Thảo(Theo Fortune)
">

Đại học Thái Lan nhận gạo thay cho học phí

 - Là một công dân Việt Nam, với mong muốn nền giáo dục nước nhà có thể bước cùng nhịp với các nền giáo dục tiên tiến, đặc biệt là trong đào tạo tiến sĩ, tôi rất ủng hộ quy chế mới của Bộ GD-ĐT đang xem xét ban hành liên quan tới nghiên cứu sinh (NCS) bắt buộc phải có công bố quốc tế (CBQT) mới đủ điều kiện bảo vệ luận án.

Và theo tôi, chúng ta có đủ lý do để áp dụng quy chế này:

Thứ nhất, quy chế này phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục tiên tiến. Nhiều trường đạị học ở Đông Nam Á cũng đang phát triển theo xu hướng chung này.

Thứ hai, giữ vững giá trị của tấm bằng tiến sĩ. Bên cạnh những tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam có chất lượng tốt thì cũng không thể phủ nhận rằng, hiện nay, không ít người vì những lý do cá nhân đã cố để có được tấm bằng tiến sĩ trong khi khả năng của họ chưa thực sự đạt yêu cầu của người có trình độ tiến sĩ (Hàng loạt những luận án tiến sỹ kém chất lượng đã được báo chí đưa tin trong thời gian qua).

{keywords}
Yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế là phù hợp với xu thế. Ảnh minh họa.

Điều này khiến cho giá trị của tấm bằng tiến sĩ bị giảm đi rất nhiều. Bởi lẽ với những kiến thức chưa đủ tầm và người làm tiến sĩ chưa thực sự nghiêm túc mà cũng được vinh danh tiến sĩ thì sự tôn kính đã bị mất đi rất nhiều. Cụm từ “tiến sĩ giấy” được nói ra ngày càng nhiều hơn với thái độ tiêu cực ngày càng lớn hơn là một minh chứng rất rõ về sự suy giảm niềm tin vào giá trị của mọi người về tiến sĩ hiện nay.

Thứ ba, thúc đẩy và tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động nghiên cứu của NCS cả chiều rộng và chiều sâu. Khi yêu cầu công bố quốc tế được thực hiện thì nó sẽ thực sự trở thành một đòn bẩy cho những NCS có khả năng. Việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung kiến thức của công bố quốc tế bắt buộc NCS sẽ phải tập trung nghiên cứu sâu, rộng. Và để làm được điều này thì NCS không thể chỉ bó hẹp trong một phạm vi kiến thức nhỏ hẹp mà sẽ cần phải nỗ lực hết mình để tìm hiểu về kho tri thức nhân loại.

Đó chính là cơ hội để NCS tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu quốc tế có giá trị cao mà nhờ đó, NCS sẽ biết được rằng sản phẩm nghiên cứu của mình đang ở đâu so với tình hình nghiên cứu chung của quốc tế. Điều này sẽ giúp NCS tránh được tình trạng mất nhiều thời gian để chứng minh một luận điểm tưởng là mới nhưng nó đã được công bố trên quốc tế.

Một số ý kiến cho rằng, CBQT là một giải pháp “mang tính “hớt ngọn” nhất thời nếu không muốn nói là rất ảo tưởng và không thực tế”… và “mặc dù trong quy chế đào tạo tiến sỹ hiện nay có quy định về ngoại ngữ rất khắt khe, như một “hàng rào” để kiểm soát chất lượng” nhưng vẫn bị “đổ”.

Phải thừa nhận CBQT là một “rào cản” nhưng nó là “rào cản” đối với những ai không có khả năng thực sự để xứng đáng làm tiến sĩ. Và đây là một cách sàng lọc tinh hoa rất hiệu quả mà các nơi có nền giáo dục phát triển đã và đang áp dụng. Và tôi không đồng tình với quan điểm này vì một số lý do sau:

Thứ nhất, CBQT không chỉ là một cách để đánh giá khả năng ngoại ngữ - một yêu cầu không thể thiếu nếu muốn tìm hiểu tri thức nhân loại mà nó còn là cách để đánh giá khả năng tư duy khoa học. Không phải chỉ cần biết ngoại ngữ mà phải thực sự thấu hiểu chính xác những tri thức đã có thì mới có thể hình thành được những tri thức mới đúng với sự vận động của xã hội.

Thứ hai, CBQT không đơn giản như việc có một chứng chỉ ngoại ngữ - cái mà hiện nay, không ít nơi nó có thể mua và bán được. Để có thể công bố trên tạp chí quốc tế uy tín, như các tạp chí trong hệ thống ISI hay Scopus, thì tác giả phải đảm bảo được rất nhiều yếu tố, như khung lý thuyết, trình bày một luận điểm mới theo một hệ ngôn ngữ khoa học quốc tế, chứ không đơn giản là viết bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh.

Thứ ba, rất nhiều tạp chí quốc tế không thu phí, như hầu hết các tạp chí quốc tế xuất bản bởi Oxford University Press hay Cambridge University Press. Trong trường hợp tạp chí có thu phí, nghiên cứu sinh có thể xin hỗ trợ của cơ sở đào tạo hoặc các quý quốc gia như NAFOSTED.

Bên cạnh đó, tôi cũng không đồng ý với quan điểm CBQT “chỉ nên bắt buộc đối với một số đối tượng là nhà khoa học thuộc thành phần tinh hoa tại các trường đại học trọng điểm còn các đối tượng khác chỉ nên khuyến khích.” Khi đưa ra lý do này để phản đối việc áp dụng chung về CBQT thì không thể thuyết phục. Nếu đã xác định rằng chỉ nên áp dụng cho những thành phần tinh hoa – những người xứng tầm với tấm bằng tiến sĩ thì mặt khác của ý kiến này cho thấy một thành phần khác không phải là tinh hoa – vậy họ là ai? Làm tiến sĩ để làm gì? Và họ có đủ năng lực thực sự hay không? Đã là một cố gắng để tạo ra một sự tiến bộ thì thiết nghĩ không nên có sự ngoại trừ.

Có lẽ một trong những khó khăn nhất của việc công bố quốc tế ở Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, đây không phải là khó khăn không thể vượt qua. NCS có thể thông qua hệ thống thư viện quốc gia, thư viện của cơ sở đào tạo để tiếp cận đến các nguồn tài liệu quốc tế. Trong trường hợp NCS không thể tìm kiếm đầy đủ tài liệu quốc tế từ trong nước để phục vụ cho công tác nghiên cứu thì các thư viện có thể đứng ra hỗ trợ đặt mua hoặc mượn tài liệu từ các thư viện trên thế giới cho NCS.

Tóm lại, công bố quốc tế là cần thiết, là một yếu tố thúc đẩy không chỉ chất lượng đào tạo tiến sĩ, mà còn thúc đẩy sự thay đổi các yếu tố khác trong hệ thống đào tạo bậc cao: chất lượng hướng dẫn, chính sách khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế trong nghiên cứu khoa học, hệ thống thư viện…

Nguyên Phương

">

Ba lý do tiến sĩ cần có công bố quốc tế

友情链接