Bức ảnh ghi lại cảnh các chiến sĩ ở khu cách ly phân phối thức ăn, hàng hoá hằng ngày cho mọi người. “Mỗi sáng các chiến sĩ phải vận chuyển nước uống, thức ăn, nhu yếu phẩm... lên 5 tầng lầu và vào từng phòng. 1 tầng 11 phòng, 1 phòng từ 3 đến 8 người, sơ sơ cũng hình dung được số lượng cân nặng. Chỉ nhìn thôi cũng thấy được sự vất vả, nhưng bạn nào cũng luôn vui vẻ, nhiệt tình, rất chu đáo và miệng luôn mỉm cười”, Quang kể. |
Vào đây, mỗi ngày trôi qua, Quang cảm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chia sẻ chân thành từ phía các chiến sĩ dành cho mình và mọi người.
|
“Đến giờ cơm trưa, họ lại phải bê thêm 1 đợt hàng nữa, sau đó mang đến từng phòng, từ tốn chờ đợi mọi người lựa chọn. Ai có nhu cầu ăn chay hay dị ứng,... các bạn đều ghi lại, và chăm sóc tận tình”. |
|
“Sau khi phát đồ ăn cho từng phòng, các bạn lại cặm cụi thu dọn. Công việc vất vả, trời TP.HCM và nóng, nhưng chưa bao giờ mọi người thấy các bạn than phiền. Các bạn còn phát cho từng phòng số điện thoại cá nhân để gọi khi cần trợ giúp. Ai trong khu cách ly cũng yêu quý các bạn”. |
Trước khi hoàn tất thời gian cách ly, mọi người thường làm một điều gì đó để tặng những người đã chăm sóc mình. Người viết thiệp, người gửi tặng bài hát. Riêng Quang, tự tin nhất ở khả năng vẽ tranh, nên em quyết định vẽ về sự ấn tượng, kỷ niệm của mình trong một khoảng thời gian có lẽ “rất đặc biệt trong cuộc đời” và tính gửi tặng các anh chị.
“Ban đầu em chỉ nghĩ vẽ tranh rồi đăng tải trên mạng xã hội để giải trí chứ không nghĩ được lan truyền nhiều như vậy”, Quang chia sẻ.
|
Bức tranh vẽ cảnh các nhân viên ở khu cách ly dọn rác sáng sớm. “2 toà nhà 5 tầng sau 1 ngày thải ra cả một núi rác, nhìn phát hoảng, nhưng mấy bạn chiến sỹ dọn một xíu là xong”. |
Để hoàn thành số này, mỗi ngày, Quang vẽ khoảng 4 đến 5 bức, mỗi bức tầm 1 giờ và vẽ trong 5 ngày.
Vì cách ly không mang được nhiều thứ vào nên Quang chỉ vẽ những bức tranh của mình trong một cuốn sổ nhỏ.
“Trong này cũng không có nhiều họa cụ, nên vớ được cái gì em vẽ bằng cái đó, vài ba cây bút chì màu, hộp màu nước và 2 cây bút kim. Dù không hoa mỹ gì, nhưng nó rất chân thật với những gì em đã được trải qua”.
|
Quang kể về cuộc sống chân thực trong khu cách ly và về những người bạn của mình. |
|
Chàng trai kể cuộc sống chân thực trong khu cách ly qua tranh |
|
Em bé trong trại cách ly. Mỗi sáng, bé kéo vali ra ngồi bên bệ cửa sổ, vừa phơi nắng vừa xem hoạt hình. |
Còn mấy ngày nữa là được tái hoà nhập cộng đồng, Quang chia sẻ môi trường trong khu cách ly vượt quá cả mong đợi của bản thân. Đặc biệt sự đối xử và chăm sóc nhiệt tình và chu đáo của các bác sĩ và chiến sĩ nơi đây.
“Thú thật là trước khi về Việt Nam mình cũng có chút do dự, lo lắng vì chuyện cách ly tập trung. Nhưng cuộc sống những ngày qua khiến mình rất biết ơn và cảm kích. Không chỉ bản thân mình, mọi người ở những phòng bên đều rất trân trọng khoảng thời gian này. Mình cảm thấy may mắn khi được ở tại Trường Quân sự Quân khu 7, được các bác sỹ và chiến sỹ chăm sóc tận tình từ sức khoẻ, bữa ăn cho đến nhu cầu cá nhân. Các anh còn nhớ cả tên của chúng em. Thậm chí nhiều anh còn chú ý cả ngày tháng năm sinh và tặng những món quà về những con giáp tương ứng”, Quang tâm sự.
|
“Mấy bạn còn rất tình cảm. Gần đến ngày chia tay. Các bạn đi từng phòng phát quà, nói lời cảm ơn. Hôm qua mỗi phòng được nhận 2 hộp chocolate. Hôm nay mỗi bạn được tặng 1 móc khoá hand-made theo con giáp. Mình đã rất bất ngờ, khi mấy bạn nhớ tuổi của mình và chọn sẵn cho mình con giáp tương ứng. Mỗi bạn trong khu cách ly đều có nhiểu cách khác nhau để thay lời cảm ơn đến các chiến sĩ”, Quang kể. Trong ảnh là hình Quang vẽ một trong những chiến sĩ thầm lặng đó. |
Khoảng thời gian cách ly còn cho Quang nhiều trải nghiệm khi ở chung phòng với các bạn trẻ hơn. Đặc biệt với một một 9x đời đầu, Quang cảm thấy như được trẻ thêm mấy tuổi và được truyền nhiều năng lượng từ các bạn ấy.
Khi tôi ngỏ ý xin một tấm hình cá nhân, Quang từ chối với lý do được đưa ra rằng: "Em muốn mọi người nói về và nhìn rõ hơn về việc làm và nỗ lực lớn lao của các bác sĩ và chiến sĩ trước dịch bệnh. Còn việc làm của em là rất nhỏ bé".
Đến ngày 1/4 tới đây, Quang sẽ hoàn tất 14 ngày cách ly của mình. Không còn là suy nghĩ hối tiếc do dự do mất đi khoảng thời gian với gia đình, bạn bè mà với Quang giờ đây đó là một kỷ niệm đáng nhớ.
“Xin cảm ơn vì tôi đã học được quá nhiều thứ sau 2 tuần cách ly, không chỉ từ cách mà mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn mà còn từ những người xung quanh, và những điều bình dị hằng ngày”, Quang viết những dòng chia sẻ trang trang Facebook của mình.
" alt="Chàng trai kể cuộc sống chân thực trong khu cách ly qua tranh vẽ"/>
Chàng trai kể cuộc sống chân thực trong khu cách ly qua tranh vẽ
Uống trà xanh sau khi ăn hoặc trong khi ăn, uống trà xanh với thuốc, uống trà xanh quá đặc hoặc quá nhiều…đều là cách bạn đang tự rước bệnh vào người. Uống trà xanh vô tội vạ như vậy có thể khiến bạn mắc một số chứng bệnh nguy hiểm sau:
Suy dinh dưỡng
Thói quen không tốt rất nhiều người mắc phải đó là uống trà xanh ngay sau bữa ăn, thậm chí là uống ngay trong bữa ăn. Uống trà xanh theo cách này sẽ khiến cho cơ thể không hấp thu được nguồn dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, đặc biệt là axit folic, protein, sắt…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong trà xanh có chứa axit tanin, nếu uống trà xanh trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho protein, có trong thức ăn trở nên cứng đi, cơ thể không thể hấp thụ được. Axit tannin và cafein có trong trà xanh cũng làm ức chế sự hấp thụ chất sắt (axit folic).
Do vậy nếu thường xuyên uống trà xanh theo cách này, mặc dù bạn ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể vẫn có thể bị thiếu chất dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt nguy cơ bị thiếu máu là rất dễ xẩy ra, nhất là với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu dinh dưỡng và phát huy được công dụng đặc biệt của trà xanh đối với cơ thể, bạn chỉ nên uống sau bữa ăn 30 phút, ít nhất cũng phải chờ 15 phút sau bữa ăn rồi mới uống.
Vì tính chất đặc biệt ức chế cơ thể hấp thụ chất sắt trong trà xanh nên với những ai bị nghiện thức uống này, tốt nhất nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C thường xuyên trong ngày.
|
Uống trà xanh vô tội vạ ngay sau bữa ăn sẽ khiến cơ thể thiếu máu. |
Chứng run tay và một số bệnh nguy hiểm
Đối với người có sức khỏe bình thường, việc uống trà là một thói quen tốt cho sức khỏe nếu dùng điều độ. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều hoặc quá đặc có thể khiến cơ thể mắc bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân là bởi, hàm lượng caffeine trong trà xanh khá cao (chỉ ít hơn so với cà phê). Nếu uống quá nhiều (trên 5 cốc/ngày), hoặc quá đặc có thể gây ra chứng run, đặc biệt là run tay.
Ngoài ra hàm lượng cao caffeine có trong trà xanh nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim…
Do vậy người khỏe mạnh cũng được khuyến cáo chỉ nên uống 3–4 cốc/ngày. Với phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên uống 1 cốc/ngày. Nếu uống quá 1 cốc/ngày có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Mỗi cốc trà xanh 240ml chứa khoảng 47mg caffein, dĩ nhiên hàm lượng caffein sẽ thay đổi tùy theo nước trà được pha đậm hay nhạt. Dùng trà xanh với liều rất cao, khoảng 10-14g, có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn và thậm chí có thể gây tử vong (theo National Institutes of Health).
Loét dạ dày
Thói quen khá phổ biến là thích uống chè quá nóng, vừa uống vừa thổi phù phù mới ngon. Nhưng theo các chuyên gia thì cách uống như vậy có thể khiến cho dạ dày bạn mắc bệnh. Khi uống chè xanh quá nóng trên 60 độ C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.
Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45-50 độ C là vừa.
Hoa mắt chóng mặt
Đây chỉ là triệu chứng bệnh tạm thời nhưng nó làm cho cơ thể bạn cực kỳ khó chịu. Sở dĩ bạn bị hoa mắt chóng mặt, cơ thể nôn nao (còn gọi là say trà xanh) là bởi bạn uống trà xanh vào lúc đói.
Uống trà xanh khi đang đói, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tì vị lạnh thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu “say trà” như trên.
Rối loạn tiêu hóa
Uống trà xanh lúc đói cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. Bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn (chất chua). Vị chua này sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi và có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Tăng nhịp tim và huyết áp
Theo MedlinePlus, tương tác thuốc mức độ nguy hiểm đã được báo cáo khi dùng kết hợp trà xanh với các chất kích thích như ma túy hoặc ephedrine. Các chất kích thích hoạt động phối hợp với caffein trong trà xanh dẫn đến tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
Uống trà xanh khi ăn cam cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
|
Có thể xuất huyết não dẫn đến tử vong nếu uống trà xanh không đúng cách. |
Xuất huyết não
Nếu uống trà xanh khi uống thuốc chứa phenylpropanolamin, một thành phần trong các sản phẩm giảm cân và thuốc điều trị cảm lạnh có thể khiến bạn lên cơn tăng huyết áp và nguy cơ xuất huyết não.
Bởi vì trà xanh gây sức ép lên gan, sẽ là nguy hiểm nếu uống trà xanh cùng với các loại thuốc có tác dụng gây tổn hại không mong muốn trên gan như acetaminophen, phenytoin, methotrexate và một số loại khác.
Trà xanh có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy không nên dùng kết hợp với các thuốc chống đông máu như warfarin, ibuprofen hay aspirin. Tương tự như vậy, bệnh nhân có chỉ định mổ xẻ nên ngưng uống trà trước khi trải qua phẫu thuật để phòng ngừa chảy máu.
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
(Theo Khánh Ngân/Báo Gia đình & Xã hội)
Ai không nên uống dừa tươi mỗi ngày?" alt="Có thể tử vong nếu uống trà xanh vô tội vạ"/>
Có thể tử vong nếu uống trà xanh vô tội vạ