当前位置:首页 > Nhận định > Phân tích kèo hiệp 1 Kyoto Sanga vs Shonan Bellmare, 16h30 ngày 26/6 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Sevilla vs Espanyol, 0h30 ngày 26/1: Khôn nhà dại chợ
Những ứng viên đặc biệt đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023
Đây là chia sẻ của chị Ngọc Mai (Ba Đình, Hà Nội). Từ đầu năm học đến nay, khi con gái lên lớp 7, nhà chị Ngọc Mai ở trong cảnh “thứ 7 bố mẹ ở nhà chơi, chờ con đi học”.
“Tiểu học và năm lớp 6, con học bán trú nên thứ 7 được nghỉ. Nhưng từ lớp 7, trường của con không tổ chức bán trú cho học sinh nữa nên tất cả các buổi chiều trong tuần con đi học, trừ Chủ Nhật”.
Mới chưa đầy 2 tháng, nhưng chị Mai cho biết đã cảm thấy “rất chán” với lịch học này.
“Trước đây, 2 ngày cuối tuần gia đình tôi thường đưa con đi chơi, về quê thăm ông bà, hay tập trung gia đình con cái vài người bạn thân tổ chức ăn uống, cho đám trẻ gặp gỡ vui chơi với nhau.
Thế nhưng nay con học thứ 7, lại là buổi chiều, nên buổi sáng cả nhà cũng chỉ ngủ nướng rồi dậy lo cơm nước, ăn trưa rồi con đi học là vừa vặn”.
Sau đó, hai vợ chồng chị cũng lại loanh quanh ngủ, nghỉ chờ đến chiều con về, rồi mới có thể tranh thủ cho con đi ăn hoặc đi ra nhà sách, hay “lượn” siêu thị một chút.
“Tôi thấy khá hoài phí thời gian bởi còn một ngày Chủ Nhật, lại đến lúc con muốn nghỉ ngơi ở nhà sau cả tuần đi học và cũng khó để sắp xếp đi dã ngoại thay đổi không khí.
Bây giờ cuộc sống áp lực, nên tôi thấy những ngày cuối tuần thực sự quan trọng để lấy lại năng lượng. Nếu nhà trường sắp xếp lại được lịch học để con được nghỉ ngày thứ 7, thêm cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường thì tốt quá” - chị Mai nêu ý kiến.
Anh Vũ Minh Khang (quận Tân Bình, TP.HCM), có con đang học lớp 10, cũng mong con có thêm ngày nghỉ.
"Hiện nay, con đang ở độ tuổi như chúng ta vẫn nói là "tuổi ăn tuổi ngủ", các con cần có thời gian để tham gia các hoạt động về thể chất, thậm chí thêm thời gian ngủ để "tranh thủ" lớn chứ không chỉ ngồi cả tuần học trong trường. Nhất là ở lớp 10, khi các con chưa phải chịu áp lực quá nặng như năm cuối cấp, tôi mong nhà trường sắp xếp lại thời khóa biểu để con được thêm ngày nghỉ" - anh Khang bày tỏ.
"Con ủng hộ nghỉ thứ 7" - Minh Long, con trai anh Khang, vui vẻ nói.
Có thể gây áp lực kiểu khác?
Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh Huyền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại không mong sự thay đổi nào bởi “việc học của con đang vào nếp”.
“Con tôi học lớp 9, chỉ học buổi sáng trên lớp từ thứ 2 đến thứ 7. Thông thường khoảng hơn 12h, con về nhà, ăn uống, nghỉ ngơi đến khoảng 15h, sau đó là học thêm các môn Toán, Văn, Anh. 4 ngày trong tuần con có lịch học thêm vào buổi chiều từ 13-15h, 2 ngày cháu học vào buổi tối từ 18-20h.
Buổi tối hoặc chiều không học thêm, cháu làm bài tập về nhà giáo viên ở trường giao hoặc giáo viên học thêm giao, đồng thời tôi vẫn yêu cầu cháu làm một số việc nhà. Thường thì tới khoảng 22h30 cháu mới xong hết bài vở, công việc để đi ngủ”.
Theo chị Huyền, hiện tại, đây là lịch học phù hợp với sức khỏe, nhịp sinh học của con.
“Sang học kỳ II, gần ngày thi vào lớp 10, có thể con còn phải tăng thời gian học thêm, thậm chí cả thời gian học ôn ở trường. Vì vậy, tôi cho rằng nếu nhà trường dồn thời gian học ngày thứ 7 sang các ngày trong tuần, 1 ngày con học tới 6 tiết trên trường, về nhà vào khoảng 13h là quá mệt. Sau đó, mọi nhịp sinh hoạt, học tập bị đẩy lùi xuống, hoặc việc học thêm lại dồn sang ngày thứ 7… vẫn chẳng khác gì, thậm chí bất hợp lý hơn” – chị Huyền bày tỏ sự lo lắng.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đã chỉ đạo xuyên suốt là ở bậc trung học không quá 8 tiết/ngày. Trên cơ sở đó, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, căn cứ khoa học, tâm lý, sức khỏe học sinh và thực hiện đúng quy định của chương trình. |
Hội thảo “Vật lý thiên văn SAGI lần thứ 2 về phân cực bụi” nhằm giới thiệu các kỹ thuật và xu hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Vật lý Thiên văn. Trong đó, hướng nghiên cứu tiên phong của vật lý thiên văn trong kỷ nguyên vàng của phân cực bụi”, tập hợp các chuyên gia về vật lý phân cực bụi để trình bày, thảo luận về các kết quả nghiên cứu mới, cùng với các mô hình tính toán và quan sát để giải quyết các vấn đề về bụi vũ trụ, sự phân cực của bụi và các vấn đề khác có liên quan.
Đồng thời, nhấn mạnh sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu trẻ, cung cấp cho họ cơ hội trình bày các nghiên cứu và tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực này. Từ đó, tạo điều kiện cho các sự hợp tác khoa học và phát triển cho các nhà khoa học trẻ trong trong cộng đồng Vật lý Thiên văn.
Tại hội thảo, các nhà khoa học hàng đầu trình bày cách nhìn về các hướng nghiên cứu mới cho những người tham dự giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận thông tin, nghiên cứu gần đây trong các lĩnh vực bụi vũ trụ, sự phân cực của bụi, đo từ trường 3D bằng kỹ thuật bụi phân cực.
PGS.TS Hoàng Chí Thiêm, Viện Khoa học Thiên văn và Vũ trụ Hàn Quốc, Hàn Quốc (KASI), cho biết, hội thảo nhằm sử dụng lý thuyết nền tảng về sự phân cực bụi theo cả định tính và định lượng để mô hình số và mô phỏng các tính toán tạo ra dữ liệu phân cực, nhằm tổng hợp so sánh các kết quả đó với quan sát thực.
Sức mạnh tổng hợp của lý thuyết, tính toán và quan sát hứa hẹn phép đo phân cực bụi trở thành một chẩn đoán chính xác của vật lý thiên văn, có thể giúp giải quyết các câu hỏi lâu nay và có khả năng mở ra các biên giới mới của vật lý thiên văn. Nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác khoa học, tập trung vào các nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý Thiên văn.
“Con người xuất phát từ những hạt bụi và kết thúc cũng thành những hạt bụi. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên vàng của phép đo phân cực bụi trong đó sự phân cực của bụi được quan sát bởi các đài quan sát mạnh mẽ nhất: ALMA, NOEMA, IRAM/ Nika2-Pol... trải dài trên tất cả các quy mô của vũ trụ, từ quy mô thiên hà đến môi trường liên sao, các đám mây phân tử, đến các vùng hình thành sao và hình thành hành tinh cho đến các đĩa vụn và lớp vỏ của các ngôi sao “sắp chết”, PGS.TS Hoàng Chí Thiêm chia sẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền, Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa kỳ (NASA), Trưởng Nhóm Vật lý Thiên văn SAGI tại Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành (IFIRSE) thuộc Trung tâm ICISE cho biết, hội thảo Vật lý Thiên văn lần thứ 2 về phân cực bụi là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước có cơ hội thảo luận về Phân cực bụi cũng là cơ hội để các nghiên cứu sinh trẻ, sinh viên tại Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học quốc tế về Vật lý Thiên Văn, đặc biệt là trong lĩnh vực phân cực bụi.
“Nhóm Vật lý Thiên văn SAGI tại Viện IFIRSE đã được tiếp cận và sử dụng các thiết bị từ Đài Quan sát Thiên văn Quy Nhơn ở ngay cạnh Trung tâm ICISE trong các hoạt động nghiên cứu. SAGI cũng đang phát triển các thiết bị như quang phổ kế và phân cực kế cho các hoạt động nghiên cứu”, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền chia sẻ thêm.
Diễm Phúc
" alt="Cơ hội cho nghiên cứu sinh trẻ mở mang kiến thức khoa học về phân cực bụi"/>Cơ hội cho nghiên cứu sinh trẻ mở mang kiến thức khoa học về phân cực bụi
Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
Tất nhiên, môn lướt sóng phải vượt hơn 15.000 km từ thủ đô nước Pháp để có thể lại dấu ấn của mình, diễn ra ở Tahiti.
Mặc dù chưa đến phần thi chung kết tranh huy chương, nhưng nội dung lướt sóng đã để lại một trong những bức ảnh đẹp nhất về Olympic Paris 2024.
Gabriel Medina - người đàn ông 30 tuổi đến từ Sao Sebastiao, Brazil - ngôi sao hàng đầu về lướt sóng, bay trên bầu trời Thái Bình Dương và chỉ tay lên trời.
Đó là khoảnh khắc Medina ăn mừng sau khi tạo ra những làn sóng hay nhất trong lịch sử Olympic, ghi được điểm 9,9 trên 10.
Tấm ván của Medina, mối liên kết giữa anh với mặt nước, lơ lửng trong không trung.
Bức ảnh kỳ diệu này được ghi lại bởi Jerome Brouillet, nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AFP của Pháp.
Chỉ trong vài giờ, hình ảnh Medina đứng trên không trung đã lan tỏa đi khắp thế giới, đúng như những gì BTC mong muốn khi chọn Tahiti xa xôi và kỳ lạ, ở Polynesia thuộc Pháp, để thi đấu.
Đây là địa điểm tổ chức Thế vận hội xa xôi nhất, có lẽ là một trong những địa điểm khắc nghiệt và đặc biệt nhất mọi thời đại.
Tính chất nguy hiểm của làn sóng Tehaupo'o - trong tiếng Tây Ban Nha là "bức tường đầu lâu" - đã khiến một số VĐV đổ máu do va chạm với rạn san hô.
Thậm chí, có khoảnh khắc hài hước khi Tim Elter (Đức) bị sức mạnh của sóng đánh bay bộ đồ tắm sau một cú ngã, khiến anh... khoe mông cho khán giả.
Gabriel Medina rất nổi tiếng ở Brazil và cũng là bạn của Neymar. Anh có 12,1 triệu lượt theo dõi trên Instagram.
Xem video: