Mình hiện đang là du học sinh năm nhất ngành Economics tại Châu Âu với suất học bổng toàn phần học phí.Nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh về du học, mình xin chia sẻ về quá trình apply du học của mình, thành công đậu vào hàng loạt các trường đại học quốc tế từ 3 châu lục khác nhau như: University of Amsterdam, Erasmus University Rotterdam, Aalto University (học bổng 100%), Texas Christian University (Dean’s Scholar), University of South Florida (Presidential Scholarship), VinUniversity (học bổng 100%), APU Nhật Bản (học bổng 80%)...
|
Phạm Ngọc Anh - tác giả bài viết |
Dù được gia đình định hướng cho đi du học từ sớm, nhưng mình chỉ thật sự nghiêm túc tìm hiểu về du học vào cuối lớp 11, đầu lớp 12.
Giống như rất nhiều bạn ở đây khi mới bắt đầu dấn thân vào con đường này, mọi thứ với mình lúc ấy vô cùng mông lung, mình như chìm trong biển thông tin với hàng tá thắc mắc như kiểu “Mình nên chọn nước nào làm bến đỗ?”, “Mình nên chọn trường nào thì mới hợp?”, “Trường này đòi điểm cao quá, trường kia tỷ lệ cạnh tranh quá, sao mà mình đậu được đây?”... và muôn vàn những câu hỏi khác.
Thật sự nếu nói là mình không cảm thấy hồi hộp, lo lắng, tự ti về bản thân gì hết thì đó là nói dối. Vậy mình đã làm như thế nào để vượt qua những áp lực ấy và có đủ sức để chinh chiến với các ngôi trường danh giá từ Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, đại học quốc tế ở Việt Nam?
Theo mình, để trả lời cho câu hỏi chọn trường nào là phù hợp thì không thể thiếu những người dày dặn kinh nghiệm, tư vấn định hướng.
Quá nhiều thông tin trên mạng đã khiến không ít bạn gặp khó khăn vì thông tin có thể không hoàn toàn chính xác. Việc kiếm cho mình những người đi trước, giúp mình cùng đưa ra được danh sách trường phù hợp với hồ sơ và khả năng tài chính gia đình là cực kỳ quan trọng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian mông lung chọn lựa.
Sau khi có được danh sách trường phù hợp thì cũng là lúc mình cần vạch ra kế hoạch apply rõ ràng.
Thật sự thì tiêu chí khi tuyển sinh của từng trường ở từng quốc gia đều rất khác nhau và yêu cầu cho từng bộ hồ sơ cũng khác nhau. Nhưng nói như thế không có nghĩa là không hề có điểm chung gì.
Qua kinh nghiệm apply học bổng của mình thì mình đã rút ra được một số đặc điểm của các trường, dù ở đâu thì bộ hồ sơ apply du học cũng đều yêu cầu ít nhất những mục như sau:
Academic - Học thuật
Điểm trung bình môn (GPA cao phản ánh cả quá trình học tập của bạn nên ngay từ những năm đầu cấp 3 bạn nên chăm chút cho GPA nếu như không muốn phải “hối hận”. Nhưng điều này không đồng nghĩa với GPA thấp thì bạn sẽ mất trắng cơ hội. Nên nhớ rằng bạn còn có thể thể hiện khả năng học thuật của mình qua các bài thi chuẩn hóa hoặc là qua các cuộc thi học thuật...).
Bằng tốt nghiệp cấp 3 (nếu lúc bạn apply mà chưa tốt nghiệp thì hoàn toàn có thể bổ sung sau).
Các giải thưởng ở cuộc thi mang tính học thuật các cấp (đây cũng là một trong những phần quan trọng giúp bạn nổi bật hơn trong hàng ngàn thí sinh khác).
|
Những trường đồng ý cấp học bổng cho Phạm Ngọc Anh |
Standardized Tests - Các bài thi chuẩn hóa
Đầu tiên, mình đã cố gắng hoàn thành các bài thi chuẩn hóa như IELTS và SAT sớm nhất có thể, để nếu như chưa đạt được mức điểm ưng ý thì còn có cơ hội thi lại cho kịp với hạn nộp sớm của các trường.
Lời khuyên của mình là nếu các bạn thật sự có ước mơ đi du học thì nên chuẩn bị các bài thi này càng sớm càng tốt, không phải chỉ đơn giản là để “làm đẹp hồ sơ” mà quan trọng hơn cả là những kĩ năng chúng ta học được trong quá trình ôn luyện các bài thi ấy cũng vô cùng cần thiết cho môi trường đại học.
Hiện có nhiều trường không bắt buộc nộp nhưng nếu có thì sẽ làm bạn nổi bật hơn rất nhiều.
Extracurricular Activities - Hoạt động ngoại khóa
Một bộ hồ sơ apply tốt không chỉ cần mỗi kết quả học thuật mà còn cần có cả hoạt động ngoại khóa ấn tượng.
Không phải lúc nào có quá nhiều hoạt động ngoại khóa cũng là tốt, bạn cần biết chắt lọc những cái gì thật sự nổi bật và mang tính xây dựng cho quá trình trưởng thành của bạn. Sẽ càng ấn tượng hơn nữa khi hoạt động ngoại khóa đó liên quan trực tiếp đến ngành học mà bạn apply.
Các hoạt động ngoại khóa thì nên bắt đầu tham gia từ càng sớm càng tốt, tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” rồi làm “giả” hồ sơ ngoại khóa cho kịp để nộp.
Achievement Description - miêu tả ngắn cho các hoạt động ngoại khóa. Một số trường không yêu cầu phần này nhưng khi bạn viết miêu tả cho các hoạt động bạn đã tham gia cũng là một cách rất hay để bạn có thể phản ánh lại quá trình mình trưởng thành hơn qua các trải nghiệm ấy, từ đó có vốn ý tưởng cho phần Luận và Phỏng vấn.
Documents
Đây là phần đơn giản nhưng vô cùng quan trọng mà nhiều bạn thường hay chủ quan để rồi đến lúc trở tay ko kịp vì có quá nhiều thứ cần chuẩn bị.
- Giấy tờ tùy thân (ví dụ như căn cước công dân, hộ chiếu)
- Học bạ
- Bảng điểm các bài thi chuẩn hóa (nếu có)
- Các loại giấy khen
- Các loại chứng chỉ ngoại khóa
- CV (một số trường hoàn toàn không yêu cầu, nhưng lại là 1 điểm cộng)
Một lưu ý nhỏ khi các bạn nộp cho các trường nước ngoài là cần phải dịch thuật công chứng cho các loại giấy tờ mà bản gốc không phải tiếng Anh, và cần chuẩn bị càng sớm càng tốt. Khi đã có đầy đủ bản dịch và bản gốc thì nên scan đẹp đẽ và cho hết vào 1 file drive tổng hợp để luôn trong tâm thế sẵn sàng mỗi khi trường nào yêu cầu.
Recommendation Letter - Thư giới thiệu
Mình chuẩn bị 2 thư giới thiệu xin học bổng từ giáo viên chủ nhiệm và từ thầy giáo dạy SAT.
Mục đích của lá thư giới thiệu là để nhà trường có thêm những góc nhìn khác về bạn. Để chọn cho mình những “người giới thiệu” phù hợp, thì mình khuyên là người đó nên gắn bó với bạn ít nhất là một năm, đủ để thấy được quá trình phát triển của bạn, người có “tâm”, có “tầm” để có thể đưa ra đc những nhận xét khách quan nhất về bạn.
Đó là những phần chung cho các bộ hồ sơ. Sau khi đã có bộ hồ sơ cơ bản nhất, mình lại tiếp tục chuẩn bị kĩ hơn cho yêu cầu riêng của từng trường.
Nhìn chung mình đã trải qua một chặng đường vô cùng dài để đạt được một chút thành tích như ngày hôm nay. Xuất phát điểm của mình không hề vượt trội mà quan trọng nhất là có một chiến lược rải đơn hợp lý, chăm chút các thành phần của bộ hồ sơ và hơn hết là bài luận, phỏng vấn.
Phạm Ngọc Anh- đồng sáng lập tổ chức giáo dục AppLike Education
5 'không' vẫn giành học bổng chính phủ Hàn Quốc
Không GPA trên 9, không học chuyên, không giải thưởng, không đi qua trung tâm, “quá già”, mình đã làm những gì để đạt được học bổng chính phủ Hàn Quốc?
" alt="Bộ hồ sơ giành học bổng toàn phần du học ngành Kinh tế ở 3 châu lục có gì đặc biệt?"/>
Bộ hồ sơ giành học bổng toàn phần du học ngành Kinh tế ở 3 châu lục có gì đặc biệt?
Khi thế giới liên tục chạy theo cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), ít ai dừng lại để xem xét cái giá môi trường mà nhân loại đang phải trả cho công nghệ này. Sự tiện lợi của các công cụ AI đi kèm với một cái giá rất đắt. Chúng có thể đang đẩy hành tinh của chúng ta đến gần bờ vực thảm họa khí hậu.
Thử tưởng tượng bạn đang cân nhắc đến việc nâng cấp lên một chiếc laptop mới. Thiết bị này có hiệu năng mạnh mẽ, với những tính năng tuyệt vời, nhưng đi kèm là một bất lợi khổng lồ:
Đó là nó tiêu thụ lượng điện gấp nhiều lần so với thiết bị hiện tại và cần phải bổ sung nước liên tục để làm mát. Ví dụ này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại là một phép so sánh phù hợp với viễn cảnh của AI ngày nay - mạnh mẽ, tốn tài nguyên và đầy rẫy góc khuất.
Những “quái vật” tiêu tốn năng lượng khổng lồ
Mức tiêu thụ năng lượng của AI là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt giữa các ông lớn công nghệ như Google, Microsoft và OpenAI. Dù cố gắng tạo lập một hình tượng đầy trách nhiệm với môi trường, các công ty này rất ít khi cung cấp thông tin về dấu chân carbon (carbon footprint) của các mô hình AI.
Do đó, chi phí thực sự về lượng khí thải CO2 cho mỗi câu lệnh AI, chưa kể đến lượng nước ngầm được sử dụng để làm mát hàng nghìn máy chủ xử lý các câu lệnh đó, vẫn còn là một ẩn số.
|
Các trung tâm dữ liệu cần lượng nước khổng lồ để làm mát, đặc biệt là trong quá trình huấn luyện các mô hình AI lớn như GPT-4. Ảnh:Nikkei. |
Sasha Luccioni, nhà nghiên cứu AI kỳ cựu tại Hugging Face, cho biết: “Không có công ty lớn nào công bố thông tin về mức sử dụng năng lượng hay lượng khí thải carbon của các công cụ AI”. Bởi nếu chúng ta biết cái giá phải trả cho môi trường cho một lần sử dụng AI, chúng ta sẽ bắt đầu chỉ trích lẫn nhau, Mashablenhận định.
Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm 2022, nhu cầu năng lượng sử dụng cho AI đã tăng đột biến. Theo báo cáo bền vững năm 2024 của Google, lượng phát thải khí nhà kính của công ty đã tăng 48% từ năm 2019-2023, chủ yếu là do AI gây ra. Lượng phát thải của Microsoft cũng tăng 29,1% kể từ năm 2020.
Cả 2 công ty đều đổ lỗi cho các bên thứ 3. Đặc biệt là những công ty xây dựng các trung tâm dữ liệu tối ưu hóa cho AI.
Những trung tâm dữ liệu này, tuy thiết yếu cho việc xử lý các câu lệnh AI, lại là những “quái vật” tiêu tốn năng lượng khổng lồ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng một câu lệnh của ChatGPT tiêu thụ gần 3 Wh điện, gấp 10 lần so với một lần tìm kiếm Google truyền thống.
Khi các công cụ AI ngày càng tích hợp nhiều vào tác vụ hàng ngày, tác động môi trường của chúng chỉ có thể tăng lên, không thể dừng lại. Goldman Sachs dự đoán rằng nhu cầu năng lượng của các trung tâm dữ liệu có thể tăng 160% từ năm 2022-2030, với lượng phát thải carbon có thể tăng hơn gấp đôi trong cùng khoảng thời gian.
Mỗi người sử dụng AI đều là một phần của vấn đề
Bên cạnh việc tiêu tốn năng lượng, AI còn để lại “dấu chân nước” (water footprint) khổng lồ. Các trung tâm dữ liệu cần lượng nước khổng lồ để làm mát, đặc biệt là trong quá trình huấn luyện các mô hình AI lớn.
Đơn cử như khi OpenAI trong giai đoạn nước rút để huấn luyện GPT-4 tại một trung tâm dữ liệu của Microsoft ở Iowa, hãng đã tiêu tốn 11,5 triệu gallon (hơn 43 triệu lít) nước chỉ trong một tháng. Con số này tương đương 6% tổng lượng nước trên toàn bộ khu vực.
Việc tiêu thụ một lượng nước quá lớn đã gây ra mâu thuẫn với người dân địa phương, bao gồm Iowa, Arizona và Oregon. Tại đây, cơ quan địa phương đã yêu cầu các công ty công nghệ hạn chế mở rộng quy mô, trừ khi họ có thể giảm tiêu thụ nước.
Mặc dù các công ty nỗ lực sử dụng nước không uống được và triển khai các hệ thống làm mát hiệu quả hơn, quy mô tiêu thụ nước của AI vẫn là một mối lo ngại. Ngay cả khi các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời trở nên phổ biến hơn, chúng vẫn không thể chạy theo AI.
|
Chi phí thực sự về lượng khí thải CO2 cho mỗi câu lệnh AI, chưa kể đến lượng nước ngầm được sử dụng để làm mát hàng nghìn máy chủ xử lý các lời nhắc đó, vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: A-Team. |
Sasha Luccioni nhận định: “Năng lượng tái tạo chắc chắn đang phát triển. Vấn đề là nó không phát triển đủ nhanh để theo kịp sự phát triển của AI”. Sự mất cân bằng này đặt ra câu hỏi liệu chi phí môi trường của AI có vượt quá lợi ích mà nó mang lại hay không?
Mặc dù AI có tiềm năng thúc đẩy nghiên cứu khí hậu và nhiều lĩnh vực quan trọng, việc sử dụng AI của người dùng phổ thông không liên quan đến các mục tiêu tốt cho nhân loại.
Từ việc sinh viên sử dụng ChatGPT để viết bài luận đến người dùng Facebook đăng hình ảnh bằng AI, phần lớn đều không tận dụng AI để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu hay các vấn đề cấp bách khác. Thay vào đó, chính họ cũng là một phần của vấn đề, nhưng lại không nhận ra điều đó.
Sự thiếu minh bạch từ các công ty AI khiến người tiêu dùng khó đưa ra quyết định sáng suốt về thói quen sử dụng AI của họ. Nếu chi phí môi trường thực sự của AI được nhiều người biết đến, điều đó có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn. Nhiều người sẽ lựa chọn các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn.
Nói với Mashable, chuyên gia Sasha Luccioni khuyến nghị những người quan tâm đến lượng khí thải nên chuyển sang các công cụ tìm kiếm không sử dụng AI như Ecosia.
Đã đến lúc các công ty công nghệ phải minh bạch hơn về tác động môi trường thực sự của các công cụ AI của họ. Ngược lại, người dùng cũng cần yêu cầu các giải pháp thay thế, thân thiện với môi trường hơn. Chỉ có làm như vậy, con người mới có thể đảm bảo rằng cuộc cách mạng AI không phải trả giá bằng hành tinh ta đang sống.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Cái giá phải trả cho mỗi lần dùng ChatGPT là bao nhiêu?"/>
Cái giá phải trả cho mỗi lần dùng ChatGPT là bao nhiêu?